Khi nhắc tới công cụ SEO miễn phí tốt nhất, mọi người thường hay giới thiệu Yoast SEO, hay phương pháp SEO by Yoast, … Về cơ bản, các gợi ý SEO by Yoast giúp SEOer và Marketer tối ưu SEO Onpage cơ bản, từ tiêu đề, nội dung, mật độ từ khóa, tính dễ đọc… Nhưng chính xác Yoast SEO là gì, ta hãy cùng đi tìm hiểu bài viết hướng dẫn sử dụng Yoast SEO ngay sau đây nhé!
Là một công cụ hỗ trợ giúp tối ưu hóa website thông qua cải thiện các chỉ số SEO trong WordPress, Yoast SEO hiện đang là một trong các plugin miễn phí hữu ích nhất nhưng rất quan trọng và phổ biến nhất hiện nay với SEOer nói riêng và ngành SEO nói chung.
Plugin này được hoạt động dưới 2 phiên bản Yoast SEO: phiên bản miễn phí (được sử dụng phổ biến hiện nay) và phiên bản nâng cấp trả phí – Yoast SEO Premium.
Ngoài ra, khi sử dụng plugin này, bạn có thể cài đặt thêm các chương trình quản lý web như: Google Webmaster, GA, GSC, v.v…
Nếu bạn không có khả năng chi trả phí cho dịch vụ viết bài thuê thì hãy cài đặt Yoast SEO để tiết tiệm và tối ưu hóa website bằng các công cụ SEO nhé!
SEO by Yoast có thể giúp người dùng:
Nếu bạn đang muốn đầu tư vào nội dung trang web và cần các đề xuất SEO nâng cao thì Yoast SEO Premium rất đáng để đầu tư.
Yoast SEO Premium có cấu hình tương tự phiên bản Yoast SEO miễn phí nhưng đi kèm với khá nhiều tính năng tốt, dù vài tính năng nâng cấp trong số đó tôi cho rằng không hợp lý về giá cả lắm. Nếu không tin bạn có thể xem xét các tính năng bên dưới.
Hẳn là bạn đang thắc mắc: Tôi có nên mua Yoast SEO Premium không?
Câu trả lời, theo cá nhân tôi đánh giá, là có. Chức năng “xịn” nhất trong Yoast SEO Premium giải quyết một vấn đề chính là gợi ý internal link.
Khi bạn viết content, công cụ này sẽ tạo ra một danh sách các bài viết liên quan đến content bạn đang viết dựa trên từ khóa, giúp bạn dễ dàng liên kết đến các bài đăng đó, cải thiện traffic website vì nó cho phép người xem đọc thêm thông tin liên quan đồng thời cũng làm cho nội dung trở nên hữu ích hơn.
Hơn nữa plugin này còn hướng dẫn viết Content Marketing “đỉnh của chóp” giúp bạn cải thiện được nội dung chuẩn SEO hơn.
Không có một plugin SEO nào khác ngoài Yoast SEO Premium cung cấp loại chức năng này. Nếu nấng cấp thêm tính năng kiểm tra và thông báo trùng lặp nội dung, chắc hẳn Yoast SEO Premium sẽ bán đắt như tôm tươi. 😉
Thông báo trùng lặp nội dung giúp bạn nhanh chóng phát hiện được các URL bị canonical, từ đó chỉnh sửa kịp thời. Nếu bạn chưa rõ có thể đọc thêm bài viết Canonical URL là gì.
Ở phần tiếp theo, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài cấu hình Yoast SEO phiên bản miễn phí và sau này bạn có thể đánh giá và tùy chọn kích hoạt phiên bản Premium bất kỳ lúc nào nhé!
Để sử dụng các tính năng trên, trước tiên bạn cần cài plugin này vào trang WordPress của mình rồi set up cấu hình chi tiết. Trình tự cài đặt như sau:
Bước 1: Truy cập trang wp-admin của nền tảng WordPress
Bước 2: Chọn Plugins ở thanh menu bên tay trái
Bước 3: Chọn Add new để thêm mới Plugin. Sau đó có 2 cách để cài Plugin:
Bước 4: Bắt đầu thiết lập cấu hình và sử dụng.
Sau khi đã cài đặt thành công plugin, với tùy mục đích sử dụng plugin Yoast SEO mà người dùng có thể thiết lập 1 trong 5 mục ở phần Dashboard (Bảng điều khiển) như hướng dẫn bên dưới. Một vài mục sẽ có cấu hình mặc định, một vài mục bạn sẽ tùy chọn theo mục đích, nên hãy đọc hết nhé!
Trước hết, hãy cùng thiết lập giao diện tổng quan cho trang:
Bước 1: Chọn Yoast SEO ở Dashboard => Nhấp vào General
Bước 2: Ở tab Features, tùy chọn On/ Off các chức năng bên dưới tùy vào nhu cầu của bạn:
Chọn Save changes
Bước 3: Chọn tab công cụ SEO Webmaster Tools để thêm website vào Google
Click vào Google Search Console
Chọn HTML tag => Copy đoạn code nằm trong dấu ngoặc kép
Paste vào ô Google Verification Code bên giao diện Yoast của website
Chọn Save changes.
Bước 5: Quay trở lại trang Search Console nhấn Verify để xác nhận thông báo hoàn thành việc thêm website vào Webmaster tools.
Tuy nhiên, Webmaster tool có chức năng gì, nó giúp ích được gì cho website của bạn? Xem ngay hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools để được giải đáp.
Tiếp theo, để thiết lập Giao diện tìm kiếm, chúng ta cũng sẽ bắt đầu với các tab từ trái sang phải.
Bước 1: Chọn Yoast SEO ở Dashboard => Nhấp vào Search Appearance
Bước 2: Chọn tab General. Chỉnh dấu phân cách tiêu đề, chỉnh title và meta với các homepage tự làm (không dùng homepage mặc định)
Bước 3: Chuyển sang tab Content Types => Đầu tiên, thiết lập cho Posts với các nội dung:
Ví dụ:
Tiếp theo, tương tự với Posts, tiến hành thiết lập cho Pages tùy theo nhu cầu sử dụng.
Cuối cùng, chọn Save changes.
Bước 4: Tiếp tục thiết lập các thành phần ở tab Media.
Trong WordPress, khi bạn đăng kèm hình ảnh hoặc video, các liên kết cố định cho các hình ảnh/ video đó sẽ tự được tạo. Tùy chọn Yes/ No để Yoast tự động hoặc không redirect đường dẫn về file gốc.
Bước 5: Thiết lập tab Taxonomies
4. Tags: Chọn No để tránh hiển thị các tags ra kết quả tìm kiếm Google, gây ảnh hưởng đến SEO.
5. Format: Chọn Disabled để các thành phần không cần thiết được mặc định ẩn đi (tags, category v.v…)
6. Category URL: Tùy theo mục đích của bạn để chọn Remove hay Keep phần danh mục bài viết này. Nếu bạn muốn URL ngắn gọn – dạng cấu trúc URL phẳng, tốt cho SEO thì chọn Remove.
Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn để có thể phân tách luồng traffic theo từng cụm chủ đề riêng, hỗ trợ cho chạy ads remarketing thì nên chọn Keep. Việc này sẽ giúp bạn giữ lại yếu tố danh mục bài viết trong đường dẫn.
Nếu bạn chưa từng nghe nhắc đến cách remarketing dựa trên phân tích thông tin data user sẵn có trên website thì tham khảo bài viết liên quan này nhé!
Để tôi lấy ví dụ đơn giản cho dễ hiểu:
7. Author archives settings: Để cài đặt lưu trữ tác giả, chọn Disabled với các website thương hiệu và Enabled với website cá nhân của các tác giả ấy.
8. Date Archives: Lưu trữ thời gian nên được ẩn để không xuất hiện ở trang kết quả tìm kiếm
9. Breadcrumbs: Với chức năng giúp người dùng biết được vị trí của mình trên website, nghĩa là thiết kế cấu trúc website chuẩn seo breadcrumb nên được Enabled để các search engine nắm được cấu trúc của website và đưa website của bạn đến trang kết quả tìm kiếm cho người dùng.
10. RSS: Sau cùng, để bài đăng được hiển thị lên RSS Feed, hãy thiết lập như hình minh họa bên dưới:
Hoàn thành thiết lập Search Appearance bằng cách Save changes để đảm bảo các nội dung cài đặt của bạn được thực hiện.
Để nhanh chóng phát hiện ra lỗi website, hãy kích hoạt liên kết Yoast với GSC:
#1: Chọn Get Google Authorization Code ở tab hiện hành
#2: Sao chép mã code ở giao diện hiện ra rồi quay về cửa sổ Search Console
#3: Quay lại cửa sổ Search Console rồi dán mã code vừa copy => Bấm Authenticate để hoàn thành.
Tiếp theo, để Yoast có được dữ liệu từ tài khoản các mạng xã hội của doanh nghiệp, giúp tối ưu cho việc chia sẻ bài post lên các trang social, chúng ta sẽ liên kết Yoast với Social.
#1: Chọn tab Accounts, nhập các URL/ User của các trang mạng xã hội hiện có
#2: Ở tab Facebook, nếu muốn tùy chỉnh hiển thị của bài đăng/ pages khi phát tán lên Facebook thì nên chọn Enabled
#3: Làm tương tự với các tab còn lại cho các trang Twitter, Pinterest, Google+ nếu có nhu cầu.
Thiết lập cuối cùng của Yoast hỗ trợ 3 công cụ SEO bao gồm:
Có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm về “Cách tạo file Robots.txt cho wordpress“
Sau khi thiết lập được các cấu hình như hướng dẫn bên trên, chúng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu cách vận hành và sử dụng Yoast SEO.
Nếu bạn muốn sở hữu bài viết thật “kêu” thật chất lượng và hiệu quả hơn nữa thì nên tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia từ dịch vụ viết bài website chuyên nghiệp.
Nếu bạn chưa có từ khóa trọng tâm cho bài viết, hãy thử tìm hiểu công cụ Ahrefs là gì nhé! Đây chính là công cụ SEO rất được các Maketer hiện nay ưa chuộng đấy.
Trên đây là những nội dung cơ bản về cách sử dụng Yoast SEO – công cụ miễn phí nhưng rất tuyệt vời, đơn giản, dễ sử dụng đúng không nào?
Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã hiểu Yoast SEO là gì và những thông tin, tính năng cần thiết mà bạn cần nắm để có thể tối ưu hóa website của mình hiệu quả, cũng như hiểu thêm làm SEO là làm những công việc gì.
Có thể nói đây là một plugin không thể thiếu trong chiến lược SEO của doanh nghiệp. Hãy thử trải nghiệm và theo dõi kết quả mà plugin này mang lại nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc chia sẻ thông tin gì, comment bên dưới bài viết nhé! Công ty chuyên làm SEO FIEX sẽ luôn hỗ trợ và tư vấn các vấn đề liên quan đến Marketing gồm những mảng nào cho bạn cách tận tình nhất.
Chúc bạn thành công!
Tôi là Thủy, hiện nay đang là SEO Manager tại FIEX Marketing. Với kinh nghiệm trên 4 năm trong lĩnh vực SEO và Marketing, đảm nhận vị trí SEO Leader cho hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau và giúp website doanh nghiệp tăng trưởng hàng trăm ngàn traffic mỗi tháng, tôi hiểu được khó khăn của các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Do đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn những kiến thức SEO thật chất lượng để bạn có thể hiểu và áp dụng "thực chiến" tốt nhất.