Nhờ tích hợp các tính năng quan trọng, giúp tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm của website mà Google Webmaster Tools (GWT) ngày càng được nhiều SEOer ưu tiên lựa chọn.
GWT giúp bạn theo dõi hiệu suất trang web của mình, tìm ra và giải quyết các vấn đề đang có, thúc đẩy website xếp hạng cao hơn trong Google. Đây là một công cụ mạnh mẽ, nhưng cũng khá phức tạp.
Tạo tài khoản GWT thì không khó nhưng để sử dụng hiệu quả các tab, đọc và phân tích các báo cáo thì không phải newbie nào cũng có thể làm ngay được.
Tôi tin chắc khi bạn đang tìm kiếm từ khóa “hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools” nghĩa là bạn đang gặp khó khăn như trên. Nếu vậy, bài viết tổng hợp từ những hướng dẫn cơ bản nhất này chính là dành cho bạn.
Tôi sẽ từng bước giới thiệu từ khái niệm, ưu điểm của công cụ Google Webmaster Tools cho đến cách cài đặt và sử dụng Google Webmaster Tools, hãy nghiên cứu cẩn thận nhé!
Google Webmaster Tools (hiện nay gọi là Google Search Console) là công cụ chính mà Google sử dụng để “liên lạc” với các quản trị web.
Google Webmaster Tools giúp bạn xác định các vấn đề của website. Thậm chí, công cụ này còn đưa ra cảnh báo nếu như website của bạn bị tấn công bởi một phần mềm độc hại.
Vào năm 2015, Google thông báo họ đã đổi tên Google Webmaster Tools thành Google Search Console.
Đăng ký và sử dụng Google Webmaster Tools là hoàn toàn miễn phí. Bạn đã có tài khoản GWT chưa?
Nếu chưa thì hãy yên tâm, tôi sẽ chỉ bạn cách tạo tài khoản và hướng dẫn sử dụng google webmaster tools một cách chi tiết trong phần tiếp theo nhé.
Nhưng trước đó, hãy cùng tôi khám phá 2 ưu điểm lớn nhất mà công cụ này mang lại.
Lý do đầu tiên, bạn nên sử dụng GWT chính là công cụ này giúp bạn theo dõi hiệu suất website của mình theo thời gian:
GWT sẽ cho bạn biết Google tìm kiếm website của bạn như thế nào thông qua:
Như đã nói ở trên, Google Webmaster Tools hiện nay được đổi tên thành Google Search Console. Do đó, trong phần này và kể cả phần tiếp theo (Hướng dẫn sử dụng Webmaster Tool), tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bước trên công cụ chính xác là Google Search Console.
Dưới đây là cách cài đặt Google Webmaster Tools (Google Search Console):
Khi thêm website vào, bạn cần phải xác minh rằng chính bạn là quản trị viên của website.
Có khá nhiều tùy chọn để xác minh quyền sở hữu website. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn tùy chọn Domain, thì chỉ có thể xác minh hệ thống phân giải tên miền (DNS verification). Còn nếu lựa chọn tiền tố URL thì có khá nhiều phương pháp xác minh khác nhau.
Đối với người dùng WordPress có sử dụng Yoast SEO, hãy lấy mã xác minh thông qua phương pháp ‘thẻ HTML’.
Nếu bạn muốn cài đặt Yoast SEO cho website của mình nhưng chưa biết cách làm như thế nào. Hãy lưu lại bài viết hướng dẫn chi tiết “Yoast SEO là gì” của FIEX vào mục Reading list của mình nhé.
Bạn có thể dễ dàng sao chép mã code này và dán vào công cụ Webmaster trong plugin Yoast SEO:
Sau khi nhấn nút “Save changes”, bạn có thể quay lại Google Search Console và nhấp vào nút Verify để xác nhận.
Nếu mọi thứ diễn ra bình thường, bạn sẽ nhận được thông báo đăng ký thành công và Google Search Console bắt đầu thu thập dữ liệu cho website của bạn.
Và bây giờ, bạn chỉ còn cần học cách sử dụng Google Webmaster Tools với những “bí kíp siêu đỉnh” để tối ưu SEO.
Công việc tối ưu SEO bao gồm nhiều đầu mục công việc lớn nhỏ khác nhau, vì thế đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỉ mỉ. Sẽ thật khó nếu như bạn chưa có cái nhìn tổng quát về SEO nhưng đừng lo, chỉ cần tham khảo bài viết SEO là gì của FIEX, bạn sẽ có được ngay những thông tin cần thiết.
Càng làm SEO lâu, bạn sẽ càng biết cách tận dụng tính năng của GWT một cách tốt nhất.
Nhưng chúng ta không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức cùng lúc, thế nên trong bài hướng dẫn căn bản này, tôi sẽ chỉ bạn các tính năng đơn giản, dễ áp dụng.
Nếu bạn muốn xem video, tôi giới thiệu đến bạn bộ video hướng dẫn cách dùng Google Search Console của Google. Còn bây giờ hãy quay lại cách sử dụng Google Webmaster Tools, thông qua tìm hiểu một vài tab hiệu suất trên GWT trước nhé.
Trong tab hiệu suất, bạn có thể xem những trang và những từ khóa mà Website của bạn xếp hạng trong Google.
Trong phiên bản cũ, bạn chỉ có thể xem dữ liệu trong vòng tối đa 90 ngày. Nhưng đối với phiên bản cập nhật gần đây, bạn có thể xem dữ liệu trong vòng tối đa 16 tháng.
Nếu kiểm tra tab hiệu suất thường xuyên, bạn có thể nhanh chóng biết được những từ khóa hoặc những trang cần phải xem xét lại hoặc tối ưu. Vậy làm sao để phát hiện được những từ khóa hoặc những trang này?
Trong tab hiệu suất, bạn sẽ thấy danh sách các “Truy vấn (Queries)”, “Trang (Pages)”, “Quốc gia (Countries) ” hoặc “Thiết bị (Devices) ”.
Bạn cũng có thể biết được những kết quả nhiều định dạng của mình đang hoạt động như thế nào trong tìm kiếm.
Có thể tìm kiếm theo các chỉ số về Số lần nhấp chuột (Total clicks), Số lần hiển thị (Total impressions), CTR trung bình (Average CTR), Vị trí trung bình (Average position).
Ngoài Google Search Console, bạn cũng có thể nghiên cứu, kiểm tra các chỉ số trên bằng công cụ Google Analytics. Để biết thêm về công cụ này, mời bạn tham khảo bài viết Google Analytics là gì
Số lần nhấp chuột sẽ cho bạn biết tần suất mà người dùng nhấp vào khi họ thấy website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google.
Chỉ số này cũng có thể giúp bạn biết được hiệu suất của tiêu đề trang (Title), đoạn mô tả (thẻ Meta Description) của website bạn.
Nếu chỉ có một vài người dùng nhấp vào, nghĩa là website chưa đủ nổi bật trong kết quả tìm kiếm. Hãy thử tham khảo thêm những kết quả hiển thị khác trong SERPs để tìm cách tối ưu hóa cho đoạn mô tả hoặc tiêu đề trang.
Trên thực tế, vị trí của kết quả tìm kiếm cũng có ảnh hưởng một phần đến số lần nhấp chuột.
Hơn nữa, càng nhiều lượt xem thì website càng có cơ hội “thăng hạng”. Vòng lặp này chính là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của tiêu đề và mô tả Meta trên SERPs.
Số lần hiển thị cho bạn biết tần suất hiển thị của website hoặc một trang cụ thể của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để giúp bạn dễ hiểu hơn.
Trong tài khoản GSC của website fiexmarketing.com, Marketing là một trong những từ khóa mà website đang xếp hạng.
Số lần hiển thị của từ khóa này sẽ cho biết tần suất website được hiển thị trong kết quả tìm kiếm mỗi khi người dùng nhập tìm kiếm từ khóa “Marketing”.
Để xem những trang nào đang xếp hàng cho từ khóa “Marketing”, nhấp vào dấu + và thêm từ khóa “Marketing” vào.
Bạn có thể sử dụng các truy vấn khác nhau để biết được những trang nào đang xếp hạng cho từ khóa mà bạn đang tập trung vào.
Sau đó, điều hướng đến tab “Trang (Pages)” để xem những trang nào đang xếp hạng cho từ khóa đó.
Phân tích, chỉnh sửa và tối ưu những trang đang hoạt động không tốt. Chẳng hạn như viết lại nội dung, thêm các liên kết nội bộ, cải thiện tốc độ tải trang, hoặc điều hướng về dịch vụ Marketing Online giá rẻ của FIEX Marketing…
CTR, còn gọi là tỷ lệ nhấp, sẽ cho bạn biết tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào website của bạn sau khi thấy nó trong kết quả tìm kiếm của Google.
Thực tế là website càng có thứ hạng cao trong SERP thì sẽ có tỷ lệ nhấp vào càng cao.
Để cải thiện tỷ lệ CTR cho website của mình, bạn có thể viết lại mô tả thẻ meta và tiêu đề trang để tăng sức hút.
Khi tiêu đề và mô tả của bạn trở nên nổi bật thì khả năng cao người dùng sẽ nhấp vào website của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ CTR tăng cao.
Tuy nhiên nếu bạn đang lo lắng vì CTR mãi không “nhúc nhích”, hãy thử tham khảo dịch vụ content của FIEX, các maketer lão luyện của chúng tôi sẽ cho bạn lời giải đáp.
Vị trí trung bình cho bạn biết xếp hạng trung bình của một từ khóa hoặc một trang cụ thể trong khoảng thời gian nhất định (thời gian do bạn chọn).
Tuy nhiên, không phải lúc nào chỉ số này cũng đáng tin cậy. Bởi Google dường như hiểu rõ và lựa chọn hiển thị kết quả tìm kiếm phù hợp nhất với hoàn cảnh của người dùng.
Do đó, tìm kiếm cùng một từ khóa, nhưng hôm nay người dùng sẽ nhận được kết quả này, ngày mai có thể lại nhận được kết quả hơi khác một chút.
Thế nhưng, việc kiểm tra thứ hạng từ khóa bằng chỉ số này vẫn cung cấp cho bạn một vài ý tưởng để hỗ trợ cho quá trình phân tích số lần nhấp chuột, số lần hiển thị và CTR trung bình.
Còn nếu như, bạn muốn kiểm tra xếp hạng từ khóa của từng URL một cách chính xác, rõ ràng hơn. FIEX gợi ý rằng bạn nên sử dụng tool Ahrefs. Để khám phá nhiều hơn về tool này, mời bạn đọc tham khảo bài viết Ahrefs là gì.
Tab “Phạm vi lập chỉ mục” là một tab khá thiên về kỹ thuật nhưng lại rất có giá trị trong Google Search Console.
Tab này sẽ cho bạn biết có bao nhiêu trang được Google lập chỉ mục kể từ lần cập nhật cuối cùng.
Cũng như có bao nhiêu trang không được Google lập chỉ mục, các lỗi và các nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc Google lập chỉ mục các trang của bạn một cách chính xác.
Google sẽ gửi thông báo cho bạn mỗi khi nó phát hiện ra lỗi mới trên website.
Khi nhận được thông báo như vậy, bạn có thể kiểm tra chi tiết lỗi tại tab này. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên thường xuyên kiểm tra tab này để phát hiện kịp thời các sự cố cũng như các tiềm ẩn nguy hại đang xuất hiện trên website nhé!
Như bạn biết, nguyên nhân dẫn đến các lỗi này thường là do điều hướng hoạt động không chính xác hoặc Google tìm thấy các đoạn code hỏng hoặc một vài trang trên website bị lỗi,…
Hãy nhấp vào link lỗi, bạn có thể phân tích kỹ hơn để xem những URL cụ thể nào đang bị ảnh hưởng. Khi đã khắc phục lỗi xong, bạn có thể đánh dấu là đã sửa lỗi (Validate Fix) để “bật tín hiệu” cho Google kiểm tra lại URL đó một lần nữa.
Bạn nên kiểm tra những điều sau đây trong báo cáo phạm vi lập chỉ mục của mình:
Nếu 2 trường hợp nêu trên xảy ra, tôi khuyên bạn nên nhanh chóng tìm hiểu và giải quyết lỗi, bởi nếu website xuất hiện quá nhiều lỗi sẽ khiến Google đánh giá chất lượng website thấp.
Công cụ kiểm tra URL sẽ giúp bạn phân tích các URL cụ thể. Bạn có thể lấy một trang từ Google index và so sánh nó với các trang còn lại trên website của mình để kiểm tra xem giữa chúng có tồn tại sự khác biệt nào không.
Bên cạnh đó, công cụ còn có chức năng “Yêu cầu lập chỉ mục”. Chức năng này dùng để submit URL hoặc website nhằm thông báo với Google rằng URL (hoặc website) của bạn có tồn tại và yêu cầu Google thu thập, lập chỉ mục.
Trên trang này, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin kỹ thuật. Chẳng hạn như khi nào Google thu thập nó và bằng cách nào, “diện mạo” của trang này trông như thế nào khi Google thu thập nó.
Đôi khi, bạn sẽ phát hiện ra một số lỗi khiến Google không thể thu thập dữ liệu các trang của bạn một cách chính xác.
Bên dưới tab “Phạm vi lập chỉ mục”, bạn có thể nhìn thấy Tab “Tính năng nâng cao”. Tab này sẽ cho bạn biết bạn cần khắc phục hoặc chỉnh sửa những gì để cải thiện hiệu suất hoạt động của website.
Tab Cải tiến chứa các thông tin quan trọng về tốc độ tải trang, khả năng sử dụng trên thiết bị di động và các cải tiến về dữ liệu có cấu trúc để dẫn đến kết quả nhiều định dạng trong SERP.
Báo cáo “Tốc độ” giúp bạn biết được tốc độ tải website của bạn trên thiết bị di động và máy tính để bàn.
Ngoài ra, nó cũng hiển thị những trang nào đang làm ảnh hưởng đến tốc độ tải toàn bộ website. Dữ liệu này hoàn toàn chính xác bởi nó được dựa trên báo cáo trải nghiệm người dùng của Chrome.
AMP là từ viết tắt của Accelerated Mobile Pages: Các trang di động có tốc độ tải “nhanh như chớp”. Nếu đã thiết lập AMP cho website của mình, bạn có thể kiểm tra các lỗi AMP trong Google Search Console.
Nhờ đó, bạn sẽ biết được những trang AMP nào hợp lệ và những trang AMP nào đang có nguy cơ gặp lỗi hoặc đã bị lỗi
Biểu đồ trên đây đã thể hiện một số sự cố trong AMP. Nếu nhấp vào một trong các sự cố đó, bạn có thể thấy các URL bị ảnh hưởng.
Lưu ý, sau khi khắc phục những sự cố này, bạn cần xác thực bản sửa lỗi để thông báo với Google.
Nếu bạn đang sử liệu dữ liệu có cấu trúc cho website của mình thì tôi khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra báo cáo “Tính năng nâng cao” trong Google Search Console.
Tab “Tính năng nâng cao” là nơi thu thập tất cả các thông tin chi tiết cũng như những cải tiến dẫn đến kết quả nhiều định dạng.
Dưới đây là danh sách mở rộng hỗ trợ các kết quả nhiều định dạng:
Báo cáo Cải tiến giúp bạn phát hiện và sửa chữa các sự cố đang làm ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm của website của bạn.
Sau khi đã khắc phục sự cố xong, bạn đừng quên xác thực các bản sửa lỗi để nhanh chóng nhận được những kết quả nhiều định dạng trong tìm kiếm.
Sơ đồ trang web XML giống như một hướng dẫn tới tất cả các trang và các bài đăng quan trọng trên website của bạn.
Nhờ sơ đồ trang web, Google cũng có thể dễ dàng tìm thấy các trang hoặc các bài đăng quan trọng nhất của ban.
Trong tab Sơ đồ trang web XML của Google Search Console, bạn có thể thông báo với Google vị trí mà bạn đặt sơ đồ trang web XML trên website của mình.
Tôi khuyên bạn nên nhập URL của sơ đồ trang web XML vào GSC để giúp Google dễ dàng tìm thấy nó.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhanh chóng phát hiện được sơ đồ trang web XML đang gặp sự cố gì hoặc những trang nào không được lập chỉ mục.
Trong phần liên kết, bạn có thể xem được website của mình đang nhận được bao nhiêu liên kết trỏ đến.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể biết được những website nào chứa những liên kết này và đoạn Anchor Text nào thường được sử dụng để nhúng liên kết.
Trong phần internal link, bạn có thể kiểm tra xem trang nào trên website của bạn được nhận được nhiều liên kết nhất từ những trang khác cùng nằm trên website.
Tab “Tính khả dụng trên thiết bị di động: giúp bạn biết được các vấn đề về khả năng sử dụng của toàn bộ website hoặc một trang cụ thể trên thiết bị di động.
Bởi ngày nay, người dùng có xu hướng sử dụng thiết bị di động nhiều hơn do đó tôi khuyên bạn nên kiểm tra tab này thường xuyên.
Nếu phiên bản website dành cho thiết bị di động không thân thiện với người dùng, họ sẽ nhanh chóng rời đi chỉ sau vài giây vào website của bạn.
Tab “Thao tác thủ công” chỉ hữu ích trong trường hợp website của bạn bị Google phạt và bạn mong muốn tìm ra nguyên nhân dẫn đến điều này.
Một số nguyên nhân khiến Google áp dụng các hình phạt bao gồm:
Vậy như thế nào là một Backlink chất lượng có giá trị để không bị Google phạt. Bài viết Backlink là gì sẽ giúp bạn có được câu trả lời ngay lập tức, xem ngay nhé!
Lưu ý: Hiện nay có 2 thuật toán được Google thừa nhận liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến website là Google Panda và Google Penguin. Ngoài ra, Google cũng đang tồn tại ngầm thuật toán Google Sandbox làm hạn chế xếp hạng của các website mới. Tìm hiểu thêm về Google Sandbox là gì để tránh được thuật toán này nhé!
Cuối cùng chính là tab vấn đề bảo mật. Dường như ít người quan tâm đến tab này. Thế nhưng, tôi khuyên bạn nên thường xuyên sử dụng bởi nó sẽ thông báo cho bạn mỗi khi website của bạn gặp vấn đề về bảo mật.
Nếu bạn đang cần một dịch vụ SEO website chuyên nghiệp giúp bạn tối ưu các chiến dịch Google hiệu quả?
Bạn có muốn tăng trưởng doanh số đều đặn hàng tháng và bền vững bằng việc tiếp cận đúng khách hàng, đúng thời điểm?
Đội ngũ chuyên gia của công ty SEO website uy tín FIEX Marketing sẽ giúp bạn làm điều đó!
Trên đây là khái niệm về Google Webmaster Tool là gì và hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools giúp bạn dễ dàng kiểm tra, phát hiện và sửa chữa các lỗi. Nhờ đó, website của bạn sẽ được tối ưu hóa tìm kiếm và cải thiện thứ hạng trên SERP.
Nếu vẫn chưa rõ bất kỳ tính năng nào của Webmasters Tools, hãy xem lại nội dung trên một lần nữa để tránh sử dụng sai cách nhé.
Chúc bạn thành công!
Tôi là Thủy, hiện nay đang là SEO Manager tại FIEX Marketing. Với kinh nghiệm trên 4 năm trong lĩnh vực SEO và Marketing, đảm nhận vị trí SEO Leader cho hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau và giúp website doanh nghiệp tăng trưởng hàng trăm ngàn traffic mỗi tháng, tôi hiểu được khó khăn của các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Do đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn những kiến thức SEO thật chất lượng để bạn có thể hiểu và áp dụng "thực chiến" tốt nhất.