Khi tạo ra một trang web, bạn sẽ muốn biết website của mình hoạt động ra sao; có đạt được mục đích như mong muốn không.
Công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn trong lĩnh vực này. Vậy Google Analytics là gì và cách sử dụng nó ra sao, mời bạn tìm hiểu trong bài viết nhé.
Google Analytics (viết tắt: GA hoặc GG Analytics) là một công cụ phân tích cung cấp cho bạn những thông tin cực kỳ chi tiết về hoạt động của website/app của bạn.
Công cụ Google Analytics còn tích hợp với Google Marketing, những sản phẩm và nền tảng quảng cáo khác (bao gồm Google Ads, Search Console và Data Studio). Khiến nó trở thành một lựa chọn phổ biến với những ai sử dụng cùng lúc nhiều công cụ Google.
Nếu bạn mong muốn thật nhiều dữ liệu, và quan trọng hơn hết là bạn có thời gian và khả năng để phân tích và xử lý những dữ liệu đó. Vậy thì Google Analytics là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Tuy nhiên, bạn cần nhiều thời gian để thiết lập, học hỏi, bổ sung, duy trì và sử dụng nó.
Một số công cụ phân tích khác, chẳng hạn như HubSpot. Có thể cho bạn những dữ liệu bạn cần mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Bên cạnh đó, chi phí cũng là một khía cạnh cần xem xét khi bạn cân nhắc liệu Google Analytics có phù hợp với mình hay không.
Tuy nhiên Google Analytics chỉ là một công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa miễn phí và hiệu quả bên cạnh các phần mền phổ biến như yoast seo plugin của wordpress.
Google Analytics có một phiên bản miễn phí và một phiên bản tính phí (gọi là Analytics 360). Phiên bản miễn phí có hầu hết những tính năng cần thiết cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong khi đó, với những tập đoàn lớn, bạn sẽ cần nâng cấp lên Analytics 360 nếu bạn muốn:
Với Analytics 360, bạn có thể truy cập những công cụ hỗ trợ riêng. Bao gồm cả trình quản lý tài khoản của riêng mình. Chỉ riêng điều này thôi cũng xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra rồi phải không nào?
Vậy mức phí phải trả như ra sao? Bạn sẽ bắt đầu với mức giá 150.000 USD/năm (hóa đơn hàng tháng) và tăng thêm sau khi trang web của bạn nhận được hơn một triệu lượt truy cập mỗi tháng.
Mức giá cho 360 có thể là quá sức đối với một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bạn có ngân sách cho cả công cụ và chuyên viên phân tích (data analyst) để quản lý hoạt động phân tích. Thì bạn nên cân nhắc đầu tư cho gói này.
Giả sử, sau khi bạn hoàn tất cài đặt Google Analytics cho WordPress website. Khi người dùng truy cập vào website của bạn, một đoạn mã Javascript được kích hoạt. Nó ‘nói chuyện’ với cookies trên thiết bị của người dùng.
Sau đó báo cáo lại các hoạt động của người dùng với Google và lưu trữ thông tin trong tài khoản Google Analytics của bạn.
Thông qua sự kết hợp tài tình giữa Javascript và cookies. Google Analytics theo dõi trang web của bạn được người dùng xem bao nhiêu lần.
Dù vậy, nó không biết ai truy cập và họ xem gì trên web. Nó cũng không biết người dùng ở lại trang web bao lâu trừ khi họ truy cập vào trang khác và kích hoạt Javascript lần nữa.
Có rất nhiều thông tin không chính xác và nhiều thứ Google Analytics không theo dõi được.
Trừ khi tải trang, Google Analytics mặc định không theo dõi bất cứ thứ gì. Vì vậy bất kỳ ‘tương tác không xem trang’ nào cũng không được theo dõi trừ khi bạn sử dụng chức năng ‘event tracking’.
Sau đây là 16 dạng tương tác không được Google Analytics ghi lại:
Trước khi thêm Google Analytics vào WordPress, bạn cần thiết lập một tài khoản Google. Nghĩa là bạn phải có một tài khoản Google đã đăng ký địa chỉ email và mật khẩu.
Tiếp đến, bạn cần đăng ký Google Analytics (sẽ được trình bày trong phần kế tiếp). Nhưng điều quan trọng cần nhớ khi cài đặt Google Analytics là bạn chỉ có thể truy cập công cụ với một tài khoản Google khả dụng.
Bên cạnh đó, để cài Google Analytics cho WordPress đúng cách, bạn cần hiểu các tầng khác nhau của công cụ này, cụ thể là hệ thống phân cấp.
Đây là cấp cao nhất, đại diện cho một công ty. Một organization có thể bao gồm nhiều account (tài khoản) Analytics Google.
Organization được khuyến cáo cho những doanh nghiệp lớn, nhưng không bắt buộc.
Để sử dụng Google Analytics, nhất thiết phải có ít nhất một (đôi khi một vài) tài khoản.
Một account không có nghĩa là một tài khoản người dùng. Nhiều người có thể sử dụng nhiều Google mail ID để đăng nhập vào cùng một account.
Một số chi tiết quan trọng:
Có thể bạn đang băn khoăn: “Liệu cái nào tốt hơn, tạo một account mới cho mỗi property hay thêm những account vào cùng một property?”
Điều này phụ thuộc vào trường hợp sử dụng và mục đích của bạn.
Ví dụ: Bạn có một website A và ba thư mục con gồm a, b, c.
Bạn sẽ muốn tạo những property cho mỗi thư mục con để nhân viên trong mỗi team a, b, c có thể hình dung mỗi phần của họ làm đang hoạt động ra sao trong khi vẫn nắm được tình hình của cả trang web.
Giả sử có một bên thứ ba cộng tác với công ty của bạn. Bạn muốn đối tác này xem được dữ liệu của thư mục a và b, nhưng không không muốn họ nhìn thấy thư mục c, vậy bạn tạo một account và property mới cho họ.
Property là một website hoặc app. Mỗi property có thể support lên tới 25 view.
Tối thiểu bạn cần 2 view cho mỗi property:
View chỉ thu thập thông tin sau khi bạn lọc và áp dụng những cài đặt đã được cấu hình. Và một khi bạn xóa một view, dữ liệu vĩnh viễn bị mất. Vì những lý do đó mà việc giữ lại một view chưa lọc dữ liệu là rất quan trọng.
Giờ khi bạn đã nắm được những điều căn bản của Google Analytics là gì rồi đúng không. Hãy cùng chuyển qua các bước chèn Google Analytics vào WordPress nhé!
Truy cập trang https://analytics.google.com/analytics/web/ đăng nhập vào tài khoản gmail và click vào Set up for free để tạo tài khoản GA. Sau đó nhập tên Account vào ô và click Next
Nhập tên website (đây cũng chính là tên property của bạn), URL của website cũng như ngành và chọn múi giờ GMT+07:00
Sau đó xác nhận chấp nhận các điều khoản và tick vào các thông báo mà bạn muốn Google Analytics gửi email cho mình
Lúc này, bạn sẽ được nhận một ID để tracking và một global site tag.
Global site tag là mã Google Analytics mà bạn cần chèn vào thẻ Head của trang web mà bạn muốn theo dõi. Đây là cách tích hợp Google Analytics vào Website giúp bạn có thể thu thập dữ liệu từ property.
Sau đó, hãy copy và dán global site tag của bạn ngay phía sau thẻ head của mỗi website mà bạn đang định theo dõi.
Đi đến account và property mà bạn muốn thêm view, vào menu và chọn Create a View, đặt tên view, chọn kiểu view (web hay app) và trả lời một số câu hỏi. Hãy nhớ rằng bạn có thể thêm vào tối đa 25 view cho mỗi property trong Analytics Google.
Bạn có thể kiểm tra xem code của bạn có đang hoạt động không bằng cách nhìn vào phần báo cáo thời gian thực trong khi click vào trang web của bạn trong một tab khác hoặc trên điện thoại thông minh. Bản báo sẽ hiển thị ít nhất một lượt truy cập (chính là bạn).
Khi một người dùng thực hiện một hành động nào đó, họ “chuyển đổi” thành khách hàng tiềm năng, người đăng ký, ứng viên cho một công việc, nhà tài trợ,… Mỗi lượt chuyển đổi là một thành công cho doanh nghiệp và website.
Tuy nhiên, website được tạo lập bằng nhiều cách khác nhau nên Google Analytics không biết định nghĩa “chuyển đổi thành công” là như thế nào đối với doanh nghiệp. Vì thế, bạn phải nói cho Google Analytics biết mục tiêu của bạn là gì.
Ghi chú: Chúng ta sắp sửa tạo mục tiêu “điểm đến”. Đó là những trang cảm ơn hoặc trang hóa đơn đối với e-commerce. Nếu khách truy cập nhìn thấy một thông điệp cảm ơn, thay vì một trang cảm ơn riêng với URL của riêng nó, việc thiết lập mục sẽ không hề đơn giản. Lúc này, bạn sẽ cần dùng tới “event tracking”. Có rất nhiều lý do mà bạn nên tạo một trang cảm ơn.
Ghi chú: Bất kỳ điều gì cũng có thể được thiết lập là mục tiêu trong Analytics. Ví dụ, một khách truy cập dành 5 phút trên một trang web hoặc một khách truy cập 3 trang.
Dù vậy, bạn không nên tạo những mục tiêu kiểu này trừ khi bạn có lý do chính đáng. Nếu bạn tạo quá nhiều những mục tiêu kém quan trọng, tỷ lệ chuyển đổi chung của bạn trở nên vô nghĩa.
Google Search Console (là một Webmaster Tool Submit được cung cấp bởi Google nhằm index url cho trang web) là một công cụ anh em với Google Analytics.
Nó là một nguồn cung cấp những thông tin giá trị liên quan tới tìm kiếm. Tuy nhiên những bản báo cáo hơi khó đọc, vì vậy bạn nên kết nối hai công cụ này để có thể nhìn thấy dữ liệu từ GSC ngay trong Google Analytics.
Một khi đã kết nối, bạn sẽ nhận được báo cáo trong phần Acquisition. Những bản báo cáo này cho bạn biết hoạt động của website trong những công cụ tìm kiếm.
Tìm hiểu thêm về Google Webmaster Tool là gì, chức năng, cách hoạt động của nó thông qua bài viết hướng dẫn sử dụng Webmaster Tool
Sau khi đã cài đặt và xác minh quyền sở hữu GSC, dưới đây là cách kết nối Google Search Console với Google Analytics:
Ghi chú: nếu không có phần thả xuống, click “add” và bạn sẽ được chuyển tới GSC. Miễn là bạn đã đăng nhập vào một tài khoản có quyền truy cập GSC, chọn tài khoản liên quan rồi bấm “Save”. Khi cửa sổ Add association hiện ra, click “ok”. Bạn sẽ trở về lại Google Analytics.
Khi đã hoàn tất, dữ liệu sẽ không xuất hiện ngay. Bạn có thể kiểm tra lại sau và tối ưu hóa blog bằng những dữ liệu này.
Nếu bạn thấy con số chỉ những người dùng đang hoạt động trong báo cáo thời gian thực, thì có nghĩa bạn đã cài đặt Google Analytics cho website thành công.
Mỗi khi bạn chuyển tới một trong những báo cáo e-commerce của GA view mà tính năng theo dõi e-commerce chưa được bật, bạn sẽ thấy dòng thông báo “This report requires ecommerce tracking to be set up for the view”. Bạn sẽ phải bật Ecommerce reporting cho mỗi view mà bạn muốn nhìn thấy dữ liệu e-commerce
Vậy là bạn đã hoàn tất việc cho phép báo cáo e-commerce trong GA view. Khi này nếu bạn trở lại phần Conversions > Ecommerce > Overview, bạn sẽ không còn thấy dòng thông báo lúc nãy nữa.
Dù vậy, bạn vẫn chưa thể nhìn thấy dữ liệu e-commerce bởi vì bạn chưa cài đặt e-commerce tracking code trên website.
Đến lúc này, bạn chỉ mới cho phép GA view thu thập và báo cáo dữ liệu e-commerce, chứ chưa thiết lập theo dõi e-commerce.
Sau khi đã tìm hiểu về Google Analytics là gì và cách thêm Google analytics vào WordPress xong. Giờ là lúc tìm hiểu cách sử dụng Google Analytics sẽ đem lại cho bạn những thông tin gì.
Đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy trang chủ Google Analytics, nó thể hiện cái nhìn tổng quan về website của bạn. Bạn có thể thấy những thông số như:
Trong panel bên trái, bạn sẽ thấy những dạng báo cáo khác nhau. Mỗi dạng report sẽ cho bạn biết hành vi của người dùng và tương tác của họ với website ra sao.
Cái tên nói lên tất cả, báo cáo Thời gian thực cho bạn biết những gì đang diễn ra trên trang web của bạn ngay tại thời điểm đó.
Bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu khách đang truy cập vào website, họ đang xem những trang gì, họ đến từ những nền tảng xã hội nào, họ đang ở vị trí địa lý nào, và nhiều hơn thế nữa.
Sau đây là một số trường hợp bạn có thể sử dụng báo cáo Thời gian thực:
Bản báo cáo tổng quát sẽ biểu thị những thông tin quan trọng, nhưng bạn có thể dùng thêm nhiều tính năng như traffic sources, content, event và location để biết thêm nhiều chi tiết về hoạt động thời gian thực của website.
Audience report cung cấp thông tin chi tiết về những lượt truy cập vào trang web của bạn.
Cụ thể, dưới phần “Overview”, bạn sẽ thấy “Audiences” cùng với menu mở rộng gồm nhiều mục Demographics, Interests, Geo, Behavior, Technology, Mobile, Cross-Device, Customs và Benchmarking.
Ví dụ: Bạn có thể chọn mục Demographics để xem tuổi và giới tính của khách truy cập.
Nếu bạn chọn Geo, báo cáo sẽ hiển thị những quốc gia có số lượt truy cập nhiều nhất.
Một tính năng quan trọng nữa là Mobile, nó cho bạn biết khách hàng đang sử dụng thiết bị gì để truy cập website của bạn. Nếu khách sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn máy tính, laptop, bạn có thể tối ưu trang web theo hướng cho điện thoại hơn.
Khi mới bắt đầu sử dụng Google Analytics, Acquisition report cực kỳ hữu dụng cho bạn. Nó cho bạn biết những lượt truy cập đến website của bạn như thế nào.
GG Analytics sẽ phân lượt truy cập thành 4 nhóm chính:
Nếu bạn muốn nhiều thông tin chi tiết hơn nữa, bạn có thể sử dụng Google Analytics thêm những tính năng mở rộng trong Acquisition report để tìm nguồn truy cập.
Ví dụ: nếu bạn muốn biết công cụ tìm kiếm nào đem lại nhiều lượt truy cập Organic nhất, chọn Acquisition > All Traffic > Source/Medium, nó sẽ hiển thị chính xác bao nhiêu khách truy cập từ công cụ tìm kiếm nào.
Bạn cũng có thể làm tương tự cho những lượt truy cập dạng Referral.
Với thông tin từ dạng báo cáo này, bạn sẽ biết được nên đầu tư vào đâu. Chẳng hạn như, nếu bạn đang thiếu Organic traffic, bạn sẽ cần tập trung hơn trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Nếu bạn chưa biết gì về SEO thì hãy tham khảo ngay SEO web là gì để tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo của mình nha!
Bạn còn có thể tích hợp Search Console và Google Ads như đã hướng dẫn ở trên. Cả hai dạng báo cáo này đều nằm trong phần Acquisition.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs để xem các báo cáo về Organic Traffic, Organic Keyword, Referral Domain,… của website bạn và cả website đối thủ. Thật hữu ích đúng không, để tìm hiểu thêm về Ahrefs, bạn xem ngay bài viết “Hướng dẫn sử dụng Ahrefs“.
Khi bạn cần nắm bắt những hành vi của khách truy cập trên website, Behavior report là lựa chọn thích hợp cho bạn.
Trong phần Overview, bạn sẽ nhìn thấy một bản tóm tắt nhanh những hành vi của khách hàng:
Bên cạnh những thông số trên, bạn cũng có thể thấy những trang hoạt động hiệu quả nhất trên website của bạn.
Một bước tiến xa hơn nữa dành cho bạn chính là báo cáo Behavior Flow. Nó cho bạn cái nhìn toàn diện về toàn bộ quá trình người dùng truy cập, tương tác với trang web ra sao. Bạn nhìn thấy được trang nào mà khách truy cập vào xem và họ thoát khỏi website ở trang nào.
Tiếp đến, bạn có thể xem báo cáo Site Content để thấy những kiểu content hoặc các trang hoạt động ra sao.
Và có nhiều báo cáo bên dưới phần này hơn nữa.
Giả sử bạn muốn sử dụng Google Analytics để xem hành vi của khách trên những trang hàng đầu của bạn. Khi đó bạn sẽ xem ở phần báo cáo All Pages.
Bạn cũng thấy được landing page nào đang hoạt động hiệu quả hơn những trang còn lại bằng cách dùng báo cáo Landing Pages. Nó thể hiện landing page thu hút được bao nhiêu lượt truy cập (acquisition). Khách dành bao nhiêu thời gian trên trang đó (behavior) và tỷ lệ chuyển đổi của landing page (conversions).
Với báo cáo Exit Page, bạn biết được người dùng thường thoát ra tại trang nào nhất.
Một báo cáo quan trọng khác mà bạn muốn lưu ý khi mới làm quen với GA là Events. Báo cáo này dành cho theo dõi lượt bấm nút; liên kết ngoài (external links); video và những tương tác khác.
Ví dụ như bạn có 5 eBook trên website của mình. Bạn muốn tìm hiểu eBooks nào được download nhiều nhất. Hãy đến Behavior > Events > Top Events. Nhờ đó ban có thể tạo ra những eBook tương tự hoặc tối ưu hóa những eBook còn lại để nhận được nhiều lượt click và download hơn.
Dạng báo cáo này cho bạn biết tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) của website đang hoạt động ra sao.
Tỷ lệ chuyển đổi hiểu đơn giản là bất cứ hoạt động nào của khách truy cập. Có thể là tải về một video, mua một sản phẩm hoặc đăng ký nhận thư thông báo.
Đây chính là những mục tiêu khi bạn lập ra website. Từ những thông tin mà Conversion report đem lại, bạn có thể tự đánh giá liệu đã đạt mục tiêu đề ra chưa. Từ đó điều chỉnh để ngày càng tối ưu hiệu quả trang web của mình.
Không nghi ngờ gì nữa, Google Analytics chính là công cụ phân tích phổ biến nhất hiện nay. Và là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực Marketing Online.
Qua bài viết, chúng ta đã tìm hiểu qua Google Analytics là gì? Nó hoạt động ra sao, cách cài đặt Google Analytics cho WordPress như thế nào? Và làm sao để sử dụng Google Analytics để xem những báo cáo.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong việc sử dụng công cụ này.
Nếu bạn chưa nắm rõ các hạng mục của một chiến dịch Marketing thì hãy tham khảo ngay dịch vụ Marketing Online trọn gói của FIEX nhé!
Chúng tôi cung cấp các giải pháp Marketing Online – Tối ưu Experience Marketing giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu vượt trội. Cùng tham khảo ngay các gói dịch vụ Marketing của FIEX dưới đây:
Nguồn tham khảo:
Tôi là Thủy, hiện nay đang là SEO Manager tại FIEX Marketing. Với kinh nghiệm trên 4 năm trong lĩnh vực SEO và Marketing, đảm nhận vị trí SEO Leader cho hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau và giúp website doanh nghiệp tăng trưởng hàng trăm ngàn traffic mỗi tháng, tôi hiểu được khó khăn của các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Do đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn những kiến thức SEO thật chất lượng để bạn có thể hiểu và áp dụng "thực chiến" tốt nhất.