Google Ads là gì? 5 Hình thức chạy Google Ads mới nhất 2023 | FIEX "

Google Adwords là gì? 5 hình thức chạy quảng cáo Google Ads

Google Adwords tại Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng là một khái niệm quảng cáo thương mại giúp gia tăng lưu lượng truy cập và nhận thức của người dùng đối với website của bạn. Nhờ đó, bạn có thể quảng bá sản phẩm dịch vụ và doanh nghiệp của mình cũng như tạo ra doanh thu nhanh chóng.

Vậy Google Ads là gì, có bao nhiêu hình thức Ads Google và ưu điểm của kênh quảng cáo Google Ads là gì? Hãy cùng FIEX tìm hiểu “tất tần tật” kiến thức về định nghĩa quảng cáo Google Adwords là gì và cách chạy Google Ads qua nội dung dưới đây nhé.

Google Ads (tên cũ Google AdWords) là một nền tảng quảng cáo có trả phí cho mỗi lần nhấp chuột (pay per click – PPC). Không giống như các nền tảng PPC khác như Facebook (Facebook Marketing), Google Adwords cung cấp cho website đã đăng ký hai cách cơ bản để tiếp cận người dùng:

ads google
Tìm hiểu định nghĩa quảng cáo Google Adwords là gì
  • Google Search Network cho phép bạn hiển thị các quảng cáo đúng thời điểm cho những khách hàng có nhu cầu tìm kiếm từ khóa mà bạn đã chọn cho website của mình.
    Những quảng cáo văn bản này là cơ hội tuyệt vời để thu hút những khách truy cập đang trong giai đoạn nghiên cứu và có ý định mua hàng. Quảng cáo văn bản được đánh dấu bằng thẻ “Quảng cáo/QC/Ad” nhỏ bên cạnh URL website.
  • Google Display Network (GDN): hoạt động theo cách khác. Thay vì là mạng hiển thị Google với những người tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của bạn. Thì GDN lại được đặt trên các website mà bạn cho rằng khách hàng mục tiêu của bạn sẽ truy cập vào trang web.
    Một số người tìm kiếm không biết là họ nên mua gì cho đến khi họ vô tình nhìn thấy nó. Do đó, quảng cáo mạng hiển thị hình ảnh có thể trợ giúp website của bạn được nhiều khách hàng tiềm năng lượt click vào.

Mặc dù các cách tiếp cận này khác nhau, nhưng chúng đều sử dụng hệ thống đặt giá thầu PPC – pay per click. Hệ thống này cho phép các nhà thiết lập quảng cáo đặt giá thầu để kết nối và tiếp cận khách hàng tiềm năng có thể nhìn thấy được quảng cáo của họ.

5 hình thức quảng cáo trên Google Ads

1. Search Adwords

Google Search Network là kênh quảng cáo PPC đắt tiền phổ biến nhất.

Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm từ khóa trên Google, danh sách các website được thiết lập quảng cáo sẽ xuất hiện đúng thời điểm phía trên các website tự nhiên. Do đó, website của bạn dễ dàng tiếp cận với người dùng.

google adwords là gì
Tìm hiểu về hình thức Search Ads trên Google Adwords là gì

Điều này giúp cho website của bạn có nhiều lưu lượng và khả năng tiếp cận khách hàng càng cao. Khi quảng cáo hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp, cá nhân bạn sẽ có cơ hội tăng doanh thu bán hàng.

Search Network bao gồm:

  • Standard ad
  • Call-only ad
  • Dynamic ad
  • Quảng cáo toàn cầu (mobile app promotion)

Ví dụ như khi bạn search từ khóa “du lịch Phú Quốc” thì những website được quảng cáo sẽ có chữ “Ad/QC” kề bên URL sẽ nằm phía trên. Còn những trang web không trả tiền chi phí thì được xếp hạng sau chúng.

Một số yếu tố Google đánh giá về adword

Google cũng xem xét nhiều khía cạnh trước khi quyết định xem quảng cáo nào được đẩy lên trên cùng. Các yếu tố quan trọng trong search network:

  • Nhắm mục tiêu – Ví dụ: Quảng cáo của bạn sẽ được mạng hiển thị Google theo khu vực địa lý mà bạn chọn (bạn có thể ghi thông tin cụ thể, ví dụ như ZIP code, múi giờ để quảng cáo đó target đúng thời điểm người dùng sử dụng nhất)
  • Từ khóa được tìm kiếm – Người dùng đang tìm kiếm cụm từ gì và từ khóa nào bạn đang dùng để tối ưu quảng cáo.
  • Mức độ liên quan của content quảng cáo – Quảng cáo dành cho một từ khóa cụ thể phải có liên quan tới từ khóa đó. Điều này liên quan đến cách làm content Marketing, viết content chuẩn không chỉ trên những phương tiện quảng cáo mà còn cho website chính thức.
  • Trải nghiệm trên landing page – Trang đích có liên quan đến những gì người dùng muốn tìm kiếm? Người dùng đã biết những nội dung đó chưa hay là đang tìm kiếm?
  • Tỷ lệ chuyển đổi – Tỷ lệ này được kiểm soát bởi mức độ liên quan, chất lượng và trải nghiệm.
  • Giá thầu – Nếu 2 quảng cáo đều có landing page hoàn hảo chuyên nghiệp, bên nào có giá thầu cao hơn sẽ được ưu tiên xếp thứ hạng cao hơn.
  • Điểm chất lượng: Điểm chất lượng (quality score) phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đã nêu ở trên.

2. Display Ads

Khi bạn đang đọc một bài đăng hoặc xem video trên một website chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy quảng cáo (banner, flash,..) xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên trang. Đó chính là hình thức quảng cáo quảng cáo video – Display Network.

Google Display Network (GDN) có nội dung về những chủ đề cụ thể nằm trong hệ thống mạng lưới liên kết của Google. Gồm có standard, mobile app promotion, dynamic search ad. Bạn có thể tìm hiểu thêm cách thức hoạt động của GDN tại bài viết GDN là gì.

google ads là gì
Ví dụ về mẫu kênh quảng cáo GDN hiện bên phải website Brandsvietnam thống kê

Mặc dù người dùng không tìm kiếm những gì nằm trong quảng cáo được hiển thị Google, nhưng dựa trên các yếu tố như từ khóa, sở thích, vị trí, ngôn ngữ mà Google quyết định hiển thị những quảng cáo nào.

Ví dụ như khi bạn đọc tin tức trên các trang báo hoặc trang web, bạn sẽ thấy nhiều display Ads (dưới dạng video hoặc gif,…) được đặt ở một hoặc hai bên nội dung chính.

Các quảng cáo Display Ads chỉ xuất hiện trên các website có hỗ trợ quảng cáo Google Adsense. Vậy Google Adsense là gì? Cách đăng ký Google Adsense kiếm tiền như thế nào? Tìm hiểu tại link đính kèm ngay bạn nhé!

Tiêu chí lựa chọn

Dưới đây là các tiêu chí quan trọng mà Google dùng để chọn các website để đặt display network:

  • Từ khóa – Quảng cáo được mạng hiển thị dựa trên những từ khóa được tối ưu. Giả sử quảng cáo từ khóa trên Google cụ thể là “Tiếp thị truyền thông xã hội”, thì Google sẽ chọn các website có content về chủ đề này.
  • Vị trí quảng cáo – Chính là nơi mà bạn muốn đặt quảng cáo của mình. Ví dụ nếu bạn muốn mạng hiển thị quảng cáo về du lịch, hãy tìm những website về chủ đề du lịch chất lượng và thêm chúng vào danh sách mục tiêu của mình.
  • Tiếp thị lại – Remarketing trợ giúp bạn kết nối lại với những khách truy cập vào trang web hiện tại. Nhờ đó, bạn có thể đặt mục tiêu hướng tới những người dùng đã vào website nhưng chưa thực hiện bất kỳ hành động nào.
  • Chủ đề – Các website được phân loại theo từng chủ đề riêng biệt trong adWords. Các nhà quảng cáo sẽ dễ dàng lựa chọn các chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của mình.

3. Shopping ads

Shopping Ads là quảng cáo mua sắm trên Google. Loại hình quảng cáo này cho phép người dùng nhìn thấy các thông tin dịch vụ của bạn nhanh chóng như:

  • Tên sản phẩm dịch vụ
  • Video, Gif
  • Giá
  • Địa chỉ website bán hàng
ads là gì
Quảng cáo Google Shopping hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm tên sản phẩm dịch vụ

Loại hình quảng cáo này giúp gia tăng lưu lượng truy cập cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Chiến dịch shopping ads này phù hợp với các nhà bán lẻ hơn là các doanh nghiệp lớn.

Ví dụ như khi bạn tìm sản phẩm “giày tây cho nam”, Google sẽ đề xuất nhiều shopping ad ở vị trí quảng cáo trên cùng trang kết quả tìm kiếm.

Những mẫu quảng cáo gồm có thông tin như tên sản phẩm giày tây, giá của loại giày đó và đích đến trang web có thông tin chi tiết sản phẩm đó.

Những yêu cầu khi bắt đầu hình thức chạy Google Ads – Google Shopping Ads:

  • Thiết lập cài đặt tài khoản Google Merchant Center (Đây là một nền tảng giúp các nhà bán lẻ tải lên tất cả danh sách sản phẩm dịch vụ theo một định dạng quảng cáo có sẵn).
  • Thiết lập cài đặt tài khoản với Google Adwords và liên kết chúng với nhau.
  • Gửi thông tin dữ liệu sản phẩm dịch vụ cập nhật mỗi 30 ngày đến Google Merchant Center.
  • Vì cả hai công cụ đều được liên kết với nhau, nên shopping ad lấy tất cả chi tiết sản phẩm dịch vụ từ Google Merchant Center, trùng hợp với truy vấn tìm kiếm và mạng hiển thị các mẫu quảng cáo có liên quan cho người dùng.

4. Video ads

Quảng cáo Video cho phép các bạn chạy mẫu quảng cáo trên Youtube và trên các quảng cáo GDN.

adwords là gì
Các vị trí quảng cáo hiển thị đa dạng của Video Ads được Youtube thống kê

Ví dụ như khi bạn đang xem video trên Youtube và video đó bị gián đoạn bởi một video khác chèn vào. Video chèn vào được xem là một video ads. Video ads thường có thời lượng ngắn và sau khi phát được khoảng từ 5-20 giây thì bạn có thể bỏ qua nó bằng cách nhấn vào “Skip Ad”.

3 lợi ích chính của việc chạy video ads là:

  • Nhắm mục tiêu tốt hơn – Loại quảng cáo này nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, vị trí, sở thích, từ khóa và thiết bị giúp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng trên YouTube và các GDN.
  • Phạm vi tiếp cận lớn – Tính đến tháng 1 năm 2017, YouTube là trang web được truy cập nhiều thứ 3 và có 30 triệu khách truy cập mỗi ngày. Một con số người dùng khá ấn tượng.
    Ngoài ra, các video ads cũng có sẵn trên Google Display Network. Điều này có nghĩa là loại quảng cáo trực tuyến của bạn có thể tiếp cận với nhiều đối tượng hơn.
  • Có thể đo lường – Không giống như các mẫu quảng cáo truyền thống, bạn có thể xem tất cả các chỉ số cần thiết như lượt click xem, tỷ lệ xem, nhấp chuột, phạm vi tiếp cận và tần suất, mức độ tương tác, hiệu suất của quảng cáo đó. Điều này giúp bạn đo lường mức độ thành công của video ads.

5. Universal app campaign

Tạo chiến dịch toàn cầu (Universal App Campaign – UAC) này rất hữu ích đối với các doanh nghiệp có sở hữu ứng dụng điện thoại.

Các nhà quảng cáo có thể quảng cáo ứng dụng điện thoại trên Google Play, Youtube và Google Display Network (GDN) cũng như trình tìm kiếm của Google.

chạy google ads
Các vị trí hiển thị quảng cáo cho app của Universal App Campaign (GDN)

Google Adwords sử dụng ý tưởng văn bản quảng cáo và những nội dung khác từ danh sách cửa hàng ứng dụng của bạn.

Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị chính là:

  • Nội dung quảng cáo
  • Ngân sách
  • Giá thầu khởi điểm

Đừng quên thiết lập ngôn ngữ và vị trí quảng cáo nhé!

Bằng cách tối ưu những điểm nêu trên, Google Adwords tự thiết kế rất nhiều định dạng quảng cáo khác nhau. Google sẽ tự động chạy thử nghiệm các kết hợp giữa những dạng quảng cáo trực tuyến khác nhau và chắt lọc những tổ hợp quảng cáo hoạt động tương thích với nhau.

Ví dụ như khi doanh nghiệp của bạn tạo ra một app mới và muốn quảng bá để nhiều người biết tới, bạn có thể đặt quảng cáo giới thiệu app của mình lên Youtube.

Vì lượng người dùng trên Youtube mỗi ngày rất lớn nên khả năng app bạn được nhiều người biết đến càng cao. Tất nhiên là bạn phải tối ưu hóa những điểm đã nêu ở trên.

Lưu ý

Các nguyên tắc cần lưu ý khi sử dụng Universal app campaign:

  • Viết content quảng cáo hấp dẫn – Bạn nên sáng tạo văn bản quảng cáo trực tuyến có sức cuốn hút và tránh những lỗi không nên có.
  • Áp dụng loại trừ cho nội dung của bạn – Tìm hiểu cách loại trừ các website cụ thể hoặc những nội dung nào nên bị loại trừ khỏi lưu trữ quảng cáo của Google.
  • Tuân thủ chính sách quảng cáo của Google Adwords – Hãy xem xét kỹ càng và tuân thủ những chính sách quảng cáo mà Google Adwords đưa ra.

3 Lý do bạn nên sử dụng Google Ads

Khác với các chiến thuật tiếp thị khác trong giới dịch vụ Digital Marketing, bạn cần phải trả tiền chi phí thì mới có thể quảng cáo Google Adwords.

Thậm chí, ngân sách marketing của bạn còn bị thâm hụt nhanh chóng trong vài tuần, vài ngày.

Dù chứa đựng nhiều rủi ro cả về thời gian lẫn tiền bạc,ngân sách nhưng trang kết quả mà Google Adwords mang lại vượt xa cả những gì bạn mong đợi! Đây chính là cách Marketing online hiệu quả phổ biến nhất được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn hiện nay và dễ dàng điều chỉnh.

Cùng xem 3 lý do hàng đầu vì sao các marketer rất ưa chuộng Google Adwords nhé!

#1. Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất và có chỉ số ROI cao

Google dường như là một công cụ chiếm lĩnh thị phần cao nhất trong các công cụ tìm kiếm. Ngay cả khi đi đường thì bạn vẫn nghe đâu đó câu nói đùa “Muốn biết thì lên Google”.

Theo Net MarketShare, Google thống lĩnh thị trường công cụ top đầu tìm kiếm với hơn 72% người dùng trên toàn thế giới.

Khi nhắc đến quảng cáo, nếu bạn không phải là một tập đoàn nổi tiếng bán những sản phẩm thu hút khách hàng có nhu cầu thì bạn cần một nền tảng tiếp cận với những phân khúc khách hàng cụ thể.

chạy ads google
Quảng cáo Google Adwords mang lại ROI cao hơn cho doanh nghiệp

Và Google có thể biến mong ước của bạn thành hiện thực.

Google không chỉ giúp website của bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu và mở rộng phạm vi nhân khẩu học mà còn tạo ra lợi tức đầu tư (ROI) cao cho doanh nghiệp của bạn.

#2. Hình thức quảng cáo Google đa dạng, phù hợp với mọi mô hình kinh doanh và mục tiêu chuyển đổi

Google Adwords đã đa dạng hóa các hình thức quảng cáo. Do đó, dựa vào mô hình và mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn các chiến dịch tương thích.

Ví dụ: Như bạn chỉ muốn chạy mẫu quảng cáo trực tuyến một trang trên kết quả tìm kiếm Google, hãy sử dụng Google Search Network.

Với Google Adwords, bạn dễ dàng đưa doanh nghiệp của mình lên Google Map hoặc quảng bá video giới thiệu về doanh nghiệp của mình,…

Bạn có thể bắt đầu các chiến dịch bằng cách sử dụng công nghệ vào việc chạy Ads Google:

  • Gmail

Nếu bạn chưa biết Email Marketing là gì và làm sao để sử dụng gmail vào hình thức quảng cáo trên Google thì hãy tham khảo ngay nhé!

  • YouTube
  • Trên trang kết quả tìm kiếm Google top đầu
  • Google Map
  • Các website đối tác
  • Các bản tiện ích đã được tải
  • Nhấp vào nút để gọi điện
  • ….

Với remarketing, bạn có thể thu hút những người theo dõi hoặc đã vào website nhưng không mua hàng.

Ví dụ nếu họ từng lượt click vào quảng cáo của bạn nhưng không thực hiện bất kỳ hành động nào khác. Hãy thực hiện một chiến dịch mới mục tiêu đến người dùng cụ thể đó.

#3. Quảng cáo trên Google Adwords mang lại hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm nguồn lực

Việc gia tăng lượng người theo dõi và sự tương tác tích cực trên mạng xã hội là rất khó. Trừ khi bạn đã có một tài khoản Google có lượng follow lớn hoặc một website phổ biến nếu không thì sẽ mất nhiều tháng mới có thể tạo ra sự tương tác.

Tương tự, SEO phải mất một thời gian khá dài thì website của bạn mới có cơ hội nằm trong top trên kết quả tìm kiếm Google ở trang đầu. Bạn phải vất vả nghiên cứu và tìm từ khóa, tạo content, tối ưu toàn bộ website, liên kết,…

Thực tế là hầu hết các chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số không tạo ra thành công một trong một sớm một chiều. Nhưng Google Adwords là một ngoại lệ

Chỉ trong vài phút, bạn có thể khởi động các chiến dịch chạy Google Adwords. Thậm chí, bạn sẽ có được đơn hàng ngay lập tức sau khi chiến dịch quảng cáo bắt đầu.

Để không bị tốn những chi phí không đáng bạn nên tìm hiểu về Google Adwordstìm hiểu về SEO trước khi bắt đầu chiến dịch chạy Ads Google cũng như luôn theo dõi và quản lý ngân sách sát sao.

Chi phí Quảng cáo Google Adwords được tính như thế nào?

Nguyên tắc tính chi phí Quảng cáo Google Adwords chính là bạn phải sẵn sàng đấu thầu để đạt được một hành động cụ thể. Chẳng hạn như đấu thầu chi phí cho các hành động dưới đây:

  • CPC (Cost per click) – Tính phí trên mỗi lượt click vào website
  • CPM (Cost per mile) – Tính phí trên 1000 lượt hiển thị quảng cáo của Google
  • CPV (Cost per view) – Tính phí trên mỗi lượt xem video
  • CPI (Cost per installation) – Tính phí trên mỗi lượt cài đặt app

Không có một mức giá cố định nào. Do đó, Google sẽ dựa trên nhiều yếu tố để định giá từng mức chi phí:

  • Lĩnh vực kinh doanh: Những lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao thì tất nhiên chi phí dành cho Google Adwords càng cao.
  • Giá thầu (Bid): Google dành sự ưu tiên xuất hiện ở vị trí trên cùng cho những loại quảng cáo đấu thầu giá cao. Và dĩ nhiên bạn phải sẵn sằng chi trả cho ngân sách đó.
  • Chất lượng trang đích: Bạn càng tối ưu được landing page thì Google sẽ xem xét hạn mức chi phí cho bạn
  • Kết quả quảng cáo: Google dựa vào CTR (tỷ lệ nhấp chuột), thời gian trên trang, mức độ chuyển đổi để tính giá thầu.

Bạn nên chọn những gói quảng cáo Google giá rẻ để test thử xem kết quả chạy Google Ads này có thực sự hiệu quả và mang lại doanh thu tốt hay không nhé!

Hoặc bạn có thể liên hệ với team Marketing thuê ngoài FIEX để được tư vấn về mục tiêu và lên kế hoạch triển khai hiệu quả nhất.

Tại sao cần trang Landing Page (trang đích) cho quảng cáo Google

Trang đích quảng cáo Google là công cụ quan trọng để bạn tối ưu hóa chiến dịch và thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả. Đây chính là lý do tại sao nó đặc biệt quan trọng:

  • Tối ưu chiến dịch tốt hơn: Google theo dõi cách người dùng tương tác với trang đích. Khi trang đích được tối ưu, chi phí quảng cáo giảm và quảng cáo được ưu tiên hiển thị.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Trang đích chuyên nghiệp tạo sự tin tưởng và gia tăng sự tin cậy. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, nghĩa là nhiều người hơn mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Ngoài ra, trang đích giúp bạn tránh gửi khách hàng đến trang chính không hiệu quả và cải thiện chất lượng quảng cáo. Điều này đảm bảo bạn chỉ trả tiền cho những lượt nhấp thực sự dẫn đến chuyển đổi.

Quality Score, Adrank và cách Google xếp hạng quảng cáo

Cùng quảng cáo về một thương hiệu nhưng tại sao Google lại xếp hạng quảng cáo của bạn nằm dưới của đối thủ? Dù đã tối ưu mọi thứ phù hợp với tiêu chuẩn mà Google Adwords đưa ra nhưng vẫn không cải thiện được thứ hạng.

Để giải đáp vấn đề nêu trên, chúng ta cần phân tích rõ 2 thuật ngữ: Quality Score và Adrank

Quality Score

Quality Score (Điểm chất lượng) được đánh giá bởi Google và tính thang điểm từ 1-10. Có thể nói điểm chất lượng thể hiện giá trị mà quảng cáo của bạn mang lại cho người dùng.

quảng cáo google ads
Cách tính điểm chất lượng được đánh giá bởi Google

3 yếu tố tạo nên điểm chất lượng:

  • Tỷ lệ CTR – Tỷ lệ click vào quảng cáo
  • Ad Relevance – Mức độ liên quan của quảng cáo với từ khóa tìm kiếm của người dùng
  • User Experience – Trải nghiệm của người dùng đến đích đến trang web

Adrank

Cụ thể Adrank được tính theo công thức như sau:

Adrank = CPC Bid x Quality Score

Trong đó

  • Adrank là điểm xác định vị trí thứ hạng mà Google Ads sẽ đặt quảng cáo của bạn
  • CPC: giá thầu tối đa mà bạn có thể đề xuất
  • Quality Score: Điểm chất lượng

Cách Google xếp hạng quảng cáo

Dựa vào điểm Adrank, Google sẽ xếp hạng quảng cáo của bạn. Điểm Adrank càng cao thì thứ hạng càng cao.

cách tính chi phí quảng cáo trên google
Cách thức Google xếp hạng và tính phí quảng cáo

Điểm Adrank phụ thuộc vào giá thầu và điểm chất lượng. Do đó, nếu chất lượng thấp thì bạn phải bỏ ra chi phí cao và ngược lại.

Do đó, bạn chỉ có 2 phương án để giúp cải thiện thứ hạng:

  • Đề xuất hạn mức để tiết kiệm chi phí quảng cáo của Google
  • Tập trung vào chất lượng quảng cáo. Google dành sự ưu tiên cho phương án này.

Như bài viết SEM trước đây chúng tôi đã từng nhắc đến, SEO là hình thức tối ưu hóa website để giúp trang web của bạn được xếp hạng trêp top đầu kết quả tìm kiếm.

Cùng so sánh một số điểm khác nhau giữa Google Ads và SEO như sau:

Đối với Google Ads:

  • Ưu điểm: Tạo ra kết quả và mang lại doanh thu nhanh chóng (trong trường hợp được tối ưu hóa mọi yếu tố)
  • Nhược điểm: Cần phải trả một khoản phí quảng cáo. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc cũng như tối ưu hóa dạng quảng cáo sẽ gây lãng phí ngân sách và công sức.

Đối với SEO:

  • Ưu điểm của SEO: Mang lại lượng traffic dồi dào và miễn phí
  • Nhược điểm: Cần quá trình nghiên cứu và thực hiện lâu dài. Nếu chiến dịch đi không đúng hướng sẽ khó mang lại hiệu quả cao như mong đợi.

Với những ưu và nhược điểm như vậy, chúng ta không thể đánh giá được cái nào tốt hơn cái nào. Do đó, nên kết hợp cả 2 phương thức để bổ trợ cho nhau.

Nếu cần thiết doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ SEO của các công ty SEO website chuyên nghiệp để thúc đẩy nhanh hơn các chiến dịch kinh doanh của mình!

Google Shopping Ads: Xu hướng quảng cáo mới của 2023 bạn cần biết

Google Shopping được đặt ở vị trí đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm Google. Điều đó cho thấy Google xem trọng phương thức quảng cáo trực tuyến này như thế nào.

Những điểm cần chú ý khi bạn muốn chạy Ads Google (Google Shopping Ads) với hình thức mời này:

  • Có chính sách đổi trả
  • Website có giỏ hàng (e-commerce website)
  • Tích hợp phương thức thanh toán online trên website
  • Website có chứng chỉ SSL – Chứng chỉ bảo mật website

Bắt đầu với Adwords như thế nào?

Để sử dụng Google Ads, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

1. Thiết lập mục tiêu cho tài khoản. Ví dụ: Nếu bạn đang sử dụng Google Ads để xây dựng thương hiệu, thì cấu trúc tài khoản và các tính năng bạn sử dụng sẽ hoàn toàn khác khi bạn sử dụng quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

2. Phát triển personas của khách hàng bằng cách xác định khách hàng lý tưởng của bạn là ai, nghề nghiệp, và họ đang tìm kiếm điều gì và trên thiết bị nào.

3. Tiến hành nghiên cứu từ khóa bằng cách sử dụng các công cụ từ khóa (SEMrush,Ahref,…) để khám phá đối thủ cạnh tranh và lượng tìm kiếm từ khóa.

4. Chia tài khoản AdWords thành các chiến dịch quảng cáo và nhóm quảng cáo khác nhau, mỗi chiến dịch quảng cáo đều có các từ khóa và quảng cáo liên quan

5. Khi bạn đã liệt kê các từ khóa liên quan đến website của mình, bạn có thể đặt quảng cáo từ khóa trên Google.

6. Tạo content quảng cáo. Hãy đảm bảo rằng bạn đã thêm vào các từ khóa có liên quan, tiêu đề hấp dẫn, call-to-action rõ ràng và tiện ích mở rộng nhóm quảng cáo.

7. Thiết kế landing page thân thiện với thiết bị di động. Content của những trang này tập trung vào các lợi ích và tính năng của sản phẩm dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thêm ảnh có chất lượng tốt, biểu mẫu và call-to-action rõ ràng vào những trang đó.

8. Đặt mã Google Analytics trên website để theo dõi chuyển đổi.

Kết luận

Chìa khóa cho một chiến dịch quảng cáo thành công chính là kỹ năng tối ưu hóa thường xuyên và thử nghiệm A / B test trên tất cả các bản sao quảng cáo và trang đích.

Chắc đến đây bạn có đã hiểu cơ bản về khái niệm Google Ads là gì cũng như các hình thức quảng cáo Google Adwords là gì rồi đúng không. Hy vọng những kiến thức tôi chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về chiến lược chạy Google Ads và các thủ thuật chạy Google Adwords để tiết kiệm ngân sách nhất có thể.

Google Ads chắc chắn là một trong những cách chạy quảng cáo trực tuyến mang lại lợi ích và hiệu quả cao giúp bạn thúc đẩy traffic website nhanh hơn. Đồng thời giúp bạn xây dựng nhận thức của người dùng đối với website và thương hiệu của cá nhân bạn nhanh chóng.

Đây chỉ là bài viết chia sẻ cơ bản về Google Ads thôi. Thời gian tới, tôi sẽ có bài viết chi tiết hơn giúp bạn setup Google Ads và triển khai các chiến dịch quảng cáo trên Google hiệu quả. Bạn nhớ đón đọc nhé!

Nếu có bất kỳ thắc mắc về Google Ads, có thể liên hệ với Fanpage FIEX để được giải đáp! Bên cạnh đó, sắp tới tôi cũng sẽ chia sẻ thêm các kiến thức về Marketing và Marketing là làm gì sớm nhất!

Chúc bạn thành công và mang lại lợi nhuận cao cho chiến lược kinh doanh của mình nhé!


Nguồn tham khảo:

  1. What is Google AdWords and Why Do I Need It?: https://www.disruptiveadvertising.com/adwords/what-is-google-adwords/
  2. Top 3 Reasons To Advertise on Google Ads (+ 1 Bonus for Skeptics): https://adespresso.com/guides/google-ads-beginners/why-use-adwords/
  3. How Does Google AdWords Work? The Basics of Google Ads: https://www.freshbooks.com/hub/marketing/how-does-google-adwords-work
Thanh Võ

Tôi là Thanh, hiện nay đang đảm nhận vị trí Paid Media Manager tại FIEX Marketing. Với 3 năm kinh nghiệm trong Paid Media, nhiệm vụ của tôi chính là giúp các khách hàng phát triển chiến lược Digital của họ bằng các kênh quảng cáo có trả phí như Google Ads, Facebook Ads, Social Media Ads,... Từ đó, giúp khách hàng tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược kĩ thuật số hiệu quả.