Meta Description là gì? Viết thẻ Meta description bao nhiêu ký tự là đủ?

Thẻ Meta Description là gì? Độ dài Meta Description bao nhiêu ký tự là tốt?

Nếu bạn đang đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết thẻ Meta Description là gì nhưng vẫn đang đau đầu học cách viết meta thật hay, đúng chứ?

Tôi biết mà, để gói gọn nội dung trang thật thu hút trong vài dòng không hề dễ. Để phần mô tả Meta nổi bật và hấp dẫn người đọc lại càng khó hơn. Nhưng qua bài hướng dẫn 18 cách viết Meta Description này của tôi, chắc chắn bạn sẽ có thể viết meta thật nhanh và trơn tru mà vẫn đảm bảo yêu cầu SEO lên top đấy.

Hãy cùng xem nhé!

Meta Description là gì?

Meta description là 1 thẻ HTML được sử dụng để mô tả nội dung của một trang web. Mô tả này sẽ được hiển thị bên dưới tiêu đề và URL ở trang của bạn ngay khi nó xuất hiện trong việc người dùng tìm kiếm kết quả. 

Thẻ Meta Description
Thẻ Meta description sẽ xuất hiện bên dưới tiêu đề trang và URL trong kết quả tìm kiếm. 

Dưới đây là mẫu code meta description sẽ hiển thị “Ví dụ của thẻ meta description từ FIEX” trong SERPs:

<head><meta name="description" content="Ví dụ của thẻ meta description từ FIEX"></head>

Tầm quan trọng của thẻ Meta Description?

Thẻ Meta Description phần nào quyết định hiệu quả bán hàng của bạn. 

Vì vậy, bạn cần phải phát triển thẻ Meta Description một cách chất lượng hơn. Thẻ Meta Description đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định của khách hàng để chọn trang web của bạn nhấp vào. 

1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cho thấy sự liên quan giữa Meta Description và thứ hạng của các website trên SERPs. Nhưng Meta Description vẫn đóng một phần quan trọng trong SEO vì:

  1. Meta Description bao gồm keyword sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu thêm về nội dung bạn đang muốn truyền tải và hiển thị trên SERP. Meta Description đóng vai trò lớn trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. 
  2. Công cụ tìm kiếm sẽ theo dõi số lượng người dùng nhấp vào trang của bạn trong SERPs. Khi có nhiều khách truy cập vào web của bạn, thứ hạng web có thể thay đổi theo thời gian. 

2. Kinh nghiệm của người dùng

Khi nói đến thẻ Meta Description thì lợi ích của người dùng và công cụ tìm kiếm cần phải luôn đi cùng nhau. Nếu thẻ Meta Description được trình bày một cách dễ hiểu và thu hút người dùng thì hiệu quả SEO cũng sẽ tự nhiên xuất hiện.

Mô tả Meta Description
Tối ưu mô tả meta description giúp thu hút người dùng.

3. Thẻ Meta Description ảnh hưởng nhiều đến CTR

Thẻ Meta Description ảnh hưởng nhiều đến CTR – tỷ lệ người nhấp vào website bạn trên tỷ lệ người nhìn thấy website. Meta Description cơ bản chính là chiêu thức bán hàng của trang web, tương tự như mô tả quảng cáo của Google Adwords.

Khi thẻ Meta Description bị thiếu, quá dài hoặc quá ngắn. Các công cụ tìm kiếm sẽ tự tạo ra một mô tả riêng của chúng dựa trên nội dung các bot “cào” được.

Thường thì điều này không tốt lắm bởi vì bạn sẽ muốn mô tả Meta của mình “xịn” nhất. Nhằm thu hút tối đa lượt khách truy cập vào trang web, đúng chứ? 

4. Social Media

Tăng lượng truy cập trên Social Media có công rất lớn của mô tả meta.

Cách hiển thị của Mô tả Meta
Ahrefs cho thấy cách hiển thị của Mô tả Meta trên Social Media

Vậy nên không chỉ với SERPs mà meta description còn giúp tăng CTR trên social media và mang về lượt truy cập như mong đợi nhé!

Meta Description bao nhiêu ký tự là đủ?

Mô tả không phải viết càng dài là càng tốt, bạn cần phải xem quy định độ dài Meta Description bao nhiêu ký tự là đủ. Độ dài của Meta Description được sử dụng các quy tắc chung dưới đây: 

  • Độ dài tối đa: 155 ký tự hoặc 920 pixels
  • Độ dài tối thiểu: 70 ký tự hoặc 430 pixels

Độ dài ký tự trên hoàn toàn phù hợp với các công cụ tìm kiếm:  Google, Bing, Yahoo và DuckDuckGo.

Tuy nhiên, độ dài ký tự trên không đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm sẽ hiển thị Meta Description thay vì nội dung bot cào, nhưng độ dài ký tự là tiêu chí bắt buộc để sử dụng hiệu quả nhất quyền trợ giúp hiển thị của các công cụ tìm kiếm.

Bên cạnh độ dài phù hợp, thì một Meta Description sẽ có những thuộc tính khác như:

  • Đáp ứng tính dễ đọc
  • Có bao gồm những từ khóa liên quan
  • Truyền tải thông tin tốt
  • Có tính độc đáo riêng

Vậy làm cách nào để Meta của bạn đáp ứng những điều này. Hãy cùng xem 18 cách viết Mô tả Meta “đỉnh của chóp” dưới đây nhé.

18 cách viết Meta Description hoàn hảo

1. Đừng ngại tạo ra một chút điên rồ

“Hãy làm điều gì đó độc đáo. Hãy viết một điều gì đó điên rồ một chút” – Purplegator’s Bob Bentz đã khuyên như vậy.

Vì Meta Description không có tác động trực tiếp đến thứ hạng trang web của bạn. Nhưng bạn cần phải làm gì đó để nổi bật so với các website khác. 

Hãy thử viết thêm một đoạn ngắn. Đưa ra một nội dung khác biệt. Bất cứ điều gì để làm cho trang web của bạn nổi bật. Chỉ cần nhớ luôn đưa từ khóa của bạn vào meta tag, sử dụng giọng nói chủ động (không bị động) và bao gồm lời kêu gọi hành động.”

2. Cung cấp những kiến thức chuyên sâu 

Để cải thiện Meta Description, hãy tập trung vào việc cung cấp một số thông tin chi tiết về chủ đề. Có thể là giải đáp vấn đề hoặc tạo sự tò mò cho người đọc bằng cách đặt một câu hỏi.

Tôi cũng nhận thấy rằng thêm một lời kêu gọi hành động ở cuối sẽ đem lại phản hồi tốt. Đơn giản như “Tìm hiểu ba cách khác ngay bây giờ!”, “Xem ngay!”, “Tham khảo ngay nhé!”… cũng tạo ra sự khác biệt.

Mô tả meta
Ví dụ về mô tả meta có câu hỏi vấn đề và sau đó là giải pháp giải quyết các vấn đề

Một Meta Description tuyệt vời là mô tả tạo ra sự tò mò ở người đọc khi xem bài đăng. Cách hiệu quả nhất là luôn bắt đầu bằng một câu hỏi (tốt nhất là đánh vào điểm đau của đối tượng mà bạn đang hướng đến) và dòng thứ hai là một câu trả lời.

 3. Viết Meta Description xung quanh từ khóa mục tiêu

Meta Description nên có chứa tối thiểu một từ khóa mục tiêu để tăng hiệu quả SEO Website. Bởi vì Google coi các trang có thẻ mô tả giàu từ khóa phù hợp hơn với truy vấn mà người dùng nhập vào tìm kiếm.

Cách viết Meta description
Cách viết Meta description cần bao hàm từ khóa mục tiêu

Làm thế nào để người dùng biết được các từ khóa có trong phần mô tả?

Bởi vì các từ khóa phù hợp sẽ được in đậm bên trong Meta Description khi họ tìm kết quả trên công cụ tìm kiếm.

Đây là một cách gây sự chú ý dễ dàng vì Google liệt kê những kết quả phù hợp nhất để hiển thị cho người dùng. Và thêm từ khóa trong meta là một cách dễ dàng để tiếp cận người tìm kiếm.

Một mẹo khác nữa là: Đảm bảo Meta Description của bạn tập trung vào từ khóa chính bằng cách hiển thị cho người đọc bản mô tả trước khi họ đọc vào nội dung chính.

Tránh nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào Meta Description. Vì Google sẽ không ưu tiên bạn hơn vì phần mô tả của bạn chứa nhiều từ khóa hơn đâu.

Đừng quên rằng Meta Description cũng chỉ là cách tối ưu SEO dựa trên việc nhấp chuột của người đọc. Bởi họ cần xem xét có đọc bài viết này của bạn không, và liệu câu trả lời họ cần có trong bài viết của bạn hay không. Do đó, hãy tối ưu Meta Description thật tự nhiên, hấp dẫn cho người đọc nhé.

Có thể bạn sẽ quan tâm cách sử dụng Ahrefs để nghiên cứu, tìm kiếm từ khóa mục tiêu cho bài viết chuẩn SEO. Hoặc thắc mắc SEO website là gì, tại sao tối ưu mô tả có thể tăng hiệu quả SEO? Vậy thì xem ngay tại các link đính kèm để được giải đáp.

4. Sử dụng thuật ngữ LSI trong Meta Description của bạn 

LSI (viết tắt của cụm latent semantic indexing) có nghĩa là đánh dấu các chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn. Từ khóa LSI là các từ khóa ngữ nghĩa giúp Google xác định ngữ cảnh. Nhằm cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác hơn với mục đích tìm kiếm của người dùng

Bạn có thể tối ưu Meta Description bằng cách sử dụng các thuật ngữ gợi ý của Google và từ khóa LSI trong kết quả tìm kiếm cho từ khóa chính.

Kỹ thuật này phản ánh lại cho người dùng những gì họ thực sự đang tìm kiếm. Và khi tối ưu Meta Description càng liên quan đến ý định tìm kiếm thì CTR càng cao.

Tối ưu Meta Description
Google thường đề xuất các từ khóa người dùng hay tìm kiếm

5. Đưa lời hứa trong meta

Thêm lời hứa trong Meta Description là một cách tuyệt vời để cải thiện CTR.

Khi khách hàng tìm kiếm một truy vấn, họ muốn biết bài viết mà họ nhấp vào sẽ có câu trả lời, bao gồm thông tin, nội dung sẽ được trình bày trong bài viết hoặc vấn đề sẽ được giải quyết là một cách để thu hút CTR cao hơn.

6. Tham khảo các quảng cáo tìm kiếm của Google trước khi viết mô tả của bạn 

Nếu bạn để ý các quảng cáo xuất hiện trong Google khi tìm kiếm một cụm từ khóa mục tiêu. Chắc hẳn bạn cũng nhận ra thông tin của những quảng cáo đó theo hướng dữ liệu mà bạn đang cần. Bao gồm nội dung và thông tin giúp tăng CTR trong tiêu đề lẫn mô tả meta của bạn.

Bởi vì các nhà quảng cáo đang thử nghiệm quảng cáo liên tục và AdWords là nơi duy nhất các quảng cáo có lượt nhấp chuột tốt sẽ được xếp ở các vị trí hàng đầu.

Áp dụng những gì bạn thấy từ các quảng cáo đó và kết hợp lại với kiến thức tối ưu Meta Descripiton lại sẽ giúp cải thiện CTR tốt hơn.

7. Tính mô tả

Thẻ mô tả meta cần phải mang tính mô tả, tất nhiên. ^^ 

Nhưng thực chất, ý tôi là các mô tả Meta hoạt động tốt nhất khi có sự kết hợp của các tính từ và trạng từ mô tả, bên cạnh đó, là lời gọi hành động có liên quan cho trang.

Mô tả meta nên được tùy chỉnh cho từng trang và xây dựng chi tiết trên thẻ tiêu đề.

8. Sử dụng công cụ để canh độ dài thẻ mô tả

Các công cụ là cách giúp bạn có thể tìm thấy độ dài mô tả meta lý tưởng mà không cần ngồi đếm từng chữ.

Độ dài Meta Description
Một trong các công cụ canh độ dài Meta Description

Hãy nhớ rằng Google không tính ký tự mà là pixel. Các ký tự khác nhau về chiều rộng, pixel thì không. Do đó, bạn nên sử dụng các công cụ tiện dụng (miễn phí) để tối ưu hóa các đoạn meta để có độ dài lý tưởng.

9. Hãy tập trung vào giá trị mà bạn đang cung cấp

Lời khuyên tiếp theo là “Hãy nhấn mạnh chính xác giá trị.” 

Mô tả meta cần phác thảo một cách súc tích giá trị của nội dung đằng sau, chỉ rõ những gì người đọc sẽ học, có thể áp dụng hoặc tìm thấy sau khi nhấp vào liên kết. Nó không nên mơ hồ, chung chung hay khó hiểu.

Để tăng CTR tự nhiên, hãy đảm bảo mô tả meta của bạn rõ ràng, ngắn gọn và chứa đựng lợi ích hoặc bài học kinh nghiệm, như các ví dụ dưới đây:

  • 13 công thức hầm gà được đúc kết từ 10 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn có món gà hầm bổ dưỡng ngon nhất!
  • Bài viết có nội dung khảo sát về mức lương hiện tại của ngành và hồ sơ 10 nhà tuyển dụng hàng đầu giúp sinh viên nghiên cứu dễ dàng

10. Kêu gọi người đọc hành động

CTA (viết tắt của cụm từ call to action) – Chúng có nghĩa là những lời kêu gọi hành động. 

CTA trong Meta Description
Một ví dụ về CTA trong Meta Description của FIEX Marketing

Đây là một mẹo quan trọng khác trong danh sách các mẹo mô tả meta. Theo Jo McKee từ McKee Creative nói “Cũng như viết tiêu đề và CTA, meta description phải thực hiện chức năng thuyết phục người đọc muốn đọc thêm.”

Vì vậy, tôi đảm bảo meta description bao gồm thông tin cụ thể, có thể đo lường được, làm nổi bật (các) lợi ích cho người đọc và có nội dung hấp dẫn.

11. Đòn bẩy cảm xúc

Meta Description cần phải “thúc đẩy cảm xúc” của người tìm kiếm.

Mỗi phần nội dung nên xác định một đối tượng mục tiêu cụ thể, mà đối tượng nào cũng sẽ có mong muốn, nhu cầu.

Vậy nên hãy xác định mục đích tìm kiếm (lý do tại sao những người dùng lại tìm kiếm nội dung này), sau đó, bạn nên đưa vào một câu hỏi vào mô tả.

Ví dụ như: “Bạn đang tìm kiếm máy hút bụi giúp giảm thời gian làm việc nhà?” hoặc “Tìm robot giúp việc giúp cuộc sống thảnh thơi! Bấm vào đây xem ngay!

12. Trả lời các câu hỏi đang được truy vấn

Nếu trang của bạn đang trả lời câu hỏi đang được truy vấn, hãy sử dụng Meta Description để trả lời câu hỏi đó – điều này nghe có vẻ phản trực giác, nhưng nó sẽ thể hiện kiến ​​thức và chất lượng trang web của bạn, dẫn đến lượt người dùng nhấp vào nhiều hơn.

Ngoài ra, như một phần thưởng, Google cũng sẽ thích điều đó, vì vậy trang web của bạn sẽ được xếp hạng cao hơn.

Câu hỏi trong Meta Description
Trả lời câu hỏi trong Meta Description giúp Google hiểu trang hơn

Muốn có một ví dụ mô tả meta đáng chú ý? Hãy thử ví dụ sau

Infusionsoft là gì? Infusionsoft là [định nghĩa ngắn gọn] giúp [chèn điểm đau của người dùng tại đây] dành cho [đối tượng, ngành hàng].

13. Giải quyết được các vấn đề các ý định của người dùng

Cả tiêu đề bài viết lẫn mô tả đều cần làm điều này nhé.

Hãy viết Meta Description của bạn bằng cách giải quyết được các vấn đề ý định của người dùng. Một mô tả meta tốt không chỉ cho người dùng biết trang của bạn có liên quan như thế nào với tìm kiếm của họ mà còn cho họ biết giá trị mà nội dung của bạn sẽ cung cấp. 

Người viết cần đọc được mục đích đằng sau truy vấn.

Ví dụ: Nếu có người tìm ‘mẹo tiết kiệm tiền’, mô tả của bạn không chỉ đề cập rằng bài viết của bạn chứa 30 mẹo tiết kiệm tiền từ các chuyên gia tài chính. Mà còn là tất cả các mẹo này đều dễ dàng áp dụng, mà người đọc có thể thực hiện ngay hôm nay, bất kể kiến thức tài chính của họ như thế nào. 

Đây là mục đích thực sự đằng sau việc tìm kiếm: mọi người muốn các mẹo nhanh mà họ có thể bắt đầu sử dụng ngay lập tức. Việc thể hiện điều này một cách rõ ràng trong mô tả của bạn sẽ làm tăng khả năng kết quả của bạn nhận được nhấp chuột.

Nếu bạn loay hoay chưa rõ ràng về ý định người dùng, hãy tìm đến một công ty SEO web uy tín, chuyên nghiệp. Vì họ sẽ luôn tư vấn và hỗ trợ bạn tìm ra ý định người dùng hay còn gọi là insight khách hàng một cách chính xác và cụ thể nhất.

14. Tận dụng kỹ thuật APP

Kỹ thuật APP ở đây tức là chính là đồng ý một cách ngắn gọn với ý tưởng của người dùng mục tiêu, hứa với họ là đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ và cho họ xem trước những gì họ có thể mong đợi từ nội dung của trang web. 

Viết mô tả Meta
Viết mô tả meta bằng kỹ thuật APP

Dưới đây là một ví dụ nhanh khi viết một bài đăng trên blog này với ít hơn 158 ký tự:

“Viết meta description quá khó!? Hãy tìm hiểu cách viết meta description giúp tăng CTR website thông qua 8 cách viết mô tả meta đơn giản, dễ áp dụng này nhé!”

15. Nên có đề xuất về những chương trình dịch vụ độc đáo 

Mẹo hàng đầu để viết Meta Description nên tạo ra sự khác biệt của bạn với đối thủ chính là đưa ra nhiều giá trị lợi ích dành cho người dùng. 

Ví dụ như: giao hàng miễn phí, đổi trả hàng miễn phí trong 30 ngày ,…

Đưa ra những giá trị lợi ích trên sẽ làm người dùng tò mò nhấp chuột vào trang web của bạn. 

16. Hãy thêm vào lời kêu gọi hành động vào Meta Description của bạn

Một trong những mẹo để viết một Meta Description không thể nào không đề cập đến CTR – Lời kêu gọi hành động. Ví dụ như: Xem thêm ở đây!, Đọc ngay!, Test tại đây!, Đăng ký ngay!,…

Công thức của tôi cho mô tả meta là: Nêu giá trị + CTA mạnh. Về cơ bản, tại sao bạn viết nội dung này, hoặc tại sao trang này tồn tại? Sau đó, thôi thúc người đọc nhấp vào để đọc tiếp. 

Thêm vào đó, bạn nên kết hợp với giọng văn tích cực, đầy thuyết phục sẽ làm cho người đọc nhấp chuột vào nhiều hơn. 

17. Cần tóm tắt nội dung trang

Tức là bạn cần tóm tắt ngắn gọn, súc tích nội dung bài viết trong phần Meta Description. Để giúp người đọc hình dung được nội dung bạn muốn truyền đạt đến người đọc là gì, lý do tại sao người đọc phải nhấp vào trang nhé.

18. Hãy kiểm tra lại Meta Description trước khi đăng

Trước khi đăng, bạn cần phải kiểm tra Meta Description một lần nữa. 

Trong Yoast SEO có tính năng kiếm tra, tối ưu meta description khá tiện lợi, bạn có thể tham khảo cách cài đặt và hướng dẫn sử dụng Yoast SEO của FIEX

meta description bao nhiêu ký tự
Tối ưu mô tả Meta trong Yoast SEO

Bạn còn có thể xem hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools để dùng công cụ này xem một Meta Description hoạt động như thế nào so với Meta Description khác bằng cách so sánh tỷ lệ nhấp.

7 bước tối ưu Meta Description chuẩn SEO 

Để bạn nhớ kỹ hơn về các bước tối ưu Meta Description, hãy cùng tôi xem qua tấm ảnh dưới đây cùng chú thích nhé! Bạn có thể lưu lại khi cần đấy!

Tối ưu thẻ Meta description
7 bước tối ưu thẻ Meta Description của Semrush
  1. Độ dài nội dung của thẻ Meta Description chỉ nên từ 140-160 ký tự. 
  2. Chứa từ khóa chính vào Meta Description
  3. Thêm vào những từ ngữ mang tính cảm xúc vào mô tả như buồn, vui, thất vọng, hay ngạc nhiên, ….
  4. Hãy thêm lời kêu gọi hành động (CTA) để kích thích sự tương tác của người dùng như xem thêm, dùng thử,…
  5. Các nội dung ở Meta Description không được trùng lặp, nếu không sẽ bị tình trạng canonical trong SEO
  6. Phải có sự liên quan và kết nối với nhau giữa Meta Description và nội dung Content của bạn.
  7. Nên kiểm tra thêm một lần nữa Meta Description với các công cụ hiển thị xem trước trên SERP.

3 ví dụ về thẻ Meta Description hay

1) Thực phẩm tươi sống giao tận nhà

Meta Description hay
Ví dụ Meta Description hay của FoodHub

Trong meta này, FoodHub đã gói gọn được nội dung cần diễn đạt trong số chữ cho phép của Google. Tốt hơn so với các đối thủ trên SERPs đồng thời cũng xếp 2 thứ hạng cao.

2) Học lập trình C online

Thẻ mô tả Meta
Thẻ mô tả Meta của nền tảng học trực tuyến Unica

Trong ví dụ này, Unica đã lồng ghép rất tốt lời giới thiệu về khóa học lập trình C vượt trội bao gồm: Đầy đủ, Từ cơ bản đến nâng cao, Học Online, Bài tập sát thực tế.

Vậy nên hiển nhiên so với các đối thủ còn lại, Unica trông vượt trội hơn hẳn.

3) Dịch vụ chuyển nhà

 thẻ Meta description nổi bật
Các Meta description nổi bật trong truy vấn “dịch vụ chuyển nhà tphcm”

Trong các mô tả meta có chất lượng đồng đều này, thì chuyennha24h vượt trội hơn nhờ vào thời gian được cập nhật đúng thời điểm 25/6/2021.

Tuy nhiên lời khuyên của tôi là bạn nên cập nhật thời gian nếu có trong meta khoảng nửa năm 1 lần, hoặc chỉ thay đổi khi có sự kiện nào đấy. Đồng thời chỉ để tháng – năm để không cần phải thay đổi thường xuyên.

Lời kết

Với những thông tin mà tôi chia sẻ trên đây, bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích về thẻ Meta Description bao nhiêu ký tự là tốt. Hãy thử viết cho mình một đoạn thẻ Meta Description ấn tượng với người dùng nhé.

Chúc các bạn thành công!

FIEX Marketing mang đến giải pháp dịch vụ Marketing Online tổng thể với kim chỉ nam “Đặt khách hàng làm trọng tâm”.
Tất cả mọi kế hoạch hay dịch vụ Marketing như: dịch vụ SEO, nhận viết bài cho website,… đều xuất phát từ Insight khách hàng, từ đó tạo dựng Chiến lược Marketing tổng thể và áp dụng từng chiến thuật trên mỗi điểm chạm.
Hiệu quả sẽ được thể hiện qua kết quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp. Tìm hiểu ngay!

Tạ Thủy

Tôi là Thủy, hiện nay đang là SEO Manager tại FIEX Marketing. Với kinh nghiệm trên 4 năm trong lĩnh vực SEO và Marketing, đảm nhận vị trí SEO Leader cho hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau và giúp website doanh nghiệp tăng trưởng hàng trăm ngàn traffic mỗi tháng, tôi hiểu được khó khăn của các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Do đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn những kiến thức SEO thật chất lượng để bạn có thể hiểu và áp dụng "thực chiến" tốt nhất.