Với Ahrefs, bạn có thể phân tích profile link, thu thập các thông tin quan trọng về backlink cũng như đo lường các thông số website và chất lượng link.
Tôi biết chắc rằng không những bạn mà còn rất nhiều SEOer khác nhận thức rõ tầm quan trọng của Ahrefs đối với SEO. Thế nhưng, bạn hoàn toàn bị mất phương hướng mỗi khi bắt đầu “đụng tới” Ahrefs. Hoặc không biết cách sử dụng Ahrefs dẫn đến lãng phí thời gian nhưng lại không đạt được kết quả như mong đợi.
Nếu đang gặp bế tắc với Ahrefs thì tôi tin chắc rằng những kiến thức tổng hợp về Ahrefs dưới đây chính là dành cho bạn.
Cùng tôi từng bước tìm hiểu khái niệm Ahrefs là gì, cách sử dụng Ahrefs cũng như các tính năng quan trọng của nó nhé!
Ahrefs là một bộ phần mềm SEO gồm có các công cụ để xây dựng link, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi xếp hạng và kiểm tra Website. Hầu hết các tính năng chính của Ahrefs được thiết kế cho mục đích tiếp thị.
Nói tóm lại, Ahrefs là một bộ công cụ SEO giúp website của bạn có thể tăng thứ hạng trên Google. Nếu như bạn chưa biết rõ về SEO, FIEX đề xuất trước tiên bạn nên tìm hiểu Search Engine Optimization là gì để không bị mơ hồ giữa các thuật ngữ SEO sắp tới đây.
Sau khi giải thích chi tiết Ahrefs là gì, tôi sẽ phân tích các trường hợp nên sử dụng Ahrefs.
Ahrefs chủ yếu được sử dụng để phân tích Profile liên kết của Website, xếp hạng từ khóa và tình trạng SEO.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khóa trên Google, YouTube và Amazon.
Ahrefs cũng được sử dụng để tìm những nội dung hoạt động tốt, có nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Ban đầu, Ahrefs được ra mắt vào năm 2011 với mục đích chủ yếu là phân tích các Backlink của website. Nhưng trong nhiều năm qua, Ahrefs đã được cải tiến và cập nhật rất nhiều tính năng mới.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Ahrefs chính là Moz Pro và SEMrush. Ahrefs thường được sử dụng bởi:
Sử dụng Ahrefs có mất phí hay không còn tùy thuộc vào gói mà bạn lựa chọn. Thông thường, Ahrefs sẽ yêu cầu bạn thanh toán phí mỗi tháng hoặc mỗi năm.
Dưới đây là bảng phân tích chi phí của Ahrefs.
Hiện nay, Ahrefs không cung cấp bản dùng thử miễn phí nhưng lại có bản dùng thử 7 ngày với giá là $7 USD (khoảng 160.000 VNĐ).
Là một công cụ thuần kỹ thuật, đặc biệt là SEO, thế nên Ahrefs chứa rất nhiều chỉ số cùng thuật ngữ mà bạn cần hiểu trước khi bắt tay vào sử dụng.
Dưới đây là một số thuật ngữ thường gặp nhất khi sử dụng Ahrefs:
Có rất nhiều cách sử dụng Ahrefs để hỗ trợ cho công việc SEO và Marketing. Dù là người mới bắt đầu sử dụng Ahrefs hay là những marketer có kinh nghiệm lâu năm thì bạn cũng nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn 10 cách sử dụng Ahrefs mà tôi đã tổng hợp dưới đây.
Để xem trang nào của đối thủ có lưu lượng truy cập tự nhiên lớn nhất, bạn có thể thực hiện như sau:
Theo mặc định, Ahrefs sẽ hiển thị số liệu thống kê về lưu lượng truy cập (traffic) ở quốc gia có nhiều traffic tự nhiên nhất cho những trang đó. Nếu bạn muốn xem traffic từ tất cả các quốc gia, hãy chọn “All countries”
Trình Site Explorer không những giúp bạn khám phá được những trang hoạt động tốt, có nhiều traffic nhất của đối thủ, mà còn có thể tìm thấy những trang dễ cạnh tranh hơn.
Bạn chỉ cần tìm những trang có lưu lượng truy cập lớn nhưng lại ít có Referring Domains.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn theo dõi traffic trên website được rõ ràng, cụ thể và chính xác nhất theo từng mốc thời gian. Bạn có thể tham khảo công cụ Google Analytics là gì. Đây là công cụ cực kì hữu ích để theo dõi hiệu suất website cũng như thu thập insight khách hàng!
Ngoài ra, để phân tích đối thủ, bạn cũng có thể sử dụng báo cáo Competing Domains trong trình Site Explorer để xác định danh sách các đối thủ của mình:
Bạn cũng có thể thực hiện tìm kiếm tiền tố trong Site Explorer. Ví dụ, tôi có thể nhập https://fiexmarketing.com/seo/ để tìm những website chỉ cạnh tranh với Website của tôi về chủ đề SEO. Đây là một tính năng nổi bật của Ahrefs so với những công cụ khác.
Trước khi theo dõi tiếp phần này, FIEX mong rằng bạn đã hiểu rõ Backlink là gì? Một Backlink chất lượng cần đảm bảo các tiêu chí gì, cũng như mô hình xây dựng Backlink phù hợp là như thế nào?
Nếu bạn chưa thể trả lời tốt các câu hỏi trên thì truy cập vào link đính kèm ngay nhé. Còn nếu bạn đã có câu trả lời thì chúng ta đi tiếp nào.
Dưới đây là cách để xác định đối thủ của bạn có được các liên kết như thế nào:
Sau khi thực hiện thao tác trên, bạn sẽ có được các báo cáo về Overview, Backlinks và Referring Domains. Hãy nghiên cứu số liệu có trong các báo cáo đó để biết được các chiến lược xây dựng Backlinks hoạt động hiệu quả của đối thủ.
Tuy nhiên, mỗi đối thủ cạnh tranh lại sử dụng mỗi chiến lược xây dựng Backlink khác nhau. Do đó, hãy xem xét toàn bộ Profile Backlink và quyết định nên ứng dụng chiến lược xây dựng link nào để mang lại hiệu quả.
Bằng cách xem xét các Backlink gần đây của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể biết được thực trạng hiện tại của đối thủ:
Đặc biệt, trình thu thập thông tin web của Ahrefs SIÊU NHANH. Do đó, bạn có nhận được báo cáo Backlink của đối thủ cực kỳ chính xác và cập nhật theo thời gian.
Bạn cũng có thể tìm hiểu về profile Backlink, các chiến lược xây dựng Backlink của đối thủ bằng cách tìm kiếm những trang nhận được nhiều liên kết nhất của họ:
Báo cáo Best by links giúp bạn biết được những loại nội dung nào hấp dẫn người dùng. Từ đó, bạn có thể tạo ra những nội dung tương tự hoặc hấp dẫn hơn.
Trước tiên, tôi sẽ giới thiệu cho bạn chức năng kiểm tra xem những website nào nhắc đến bạn nhưng không trỏ link về bạn nhé!
Với Ahrefs Alerts, bạn có thể tự động tìm nội dung đề cập tới thương hiệu như sau:
Chỉ cần nhập truy vấn thương hiệu và cài đặt khoảng thời gian là bạn có thể khám phá được các đề cập tới thương hiệu của bạn.
Lưu ý, bạn cũng có thể sử dụng toán tử tìm kiếm OR để thực hiện nhiều truy vấn cùng một lúc.
Sau đó, kiểm tra xem chúng đã được liên kết với website của bạn chưa. Nếu chưa, hãy liên hệ và yêu cầu bổ sung liên kết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi các trang mới đề cập tới thương hiệu của đối thủ cạnh tranh như sau:
Nhập hai hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh và trừ tên thương hiệu của mình bằng cách thêm dấu trừ (-) trước tên thương hiệu.
Ví dụ: Nếu bạn đang tìm kiếm đề cập tới thương hiệu đối thủ của mailchimp thì hãy nhập: +aweber +activecampaign -mailchimp
Sử dụng trình Content Explorer để tìm kiếm các chủ đề cạnh tranh thấp nhưng có khả năng đạt được lưu lượng truy cập tìm kiếm cao:
Sau đó, bạn sẽ nhận được báo cáo các trang có đề cập tới từ khóa của bạn và nhận được ít nhất 1.000 lượt truy cập mỗi tháng mà không có bất kỳ Referring Domains nào.
Ngoài Google thì Ahrefs là công cụ có cơ sở dữ liệu lớn nhất về các truy vấn tìm kiếm. Do đó, với Ahrefs, bạn dễ dàng có được danh sách các ý tưởng từ khóa.
Sau đó, hãy lọc chúng theo Độ khó của Từ khóa để biết được những từ khóa nào có mức độ cạnh tranh thấp. Để làm được điều này, bạn thực hiện như sau:
Nếu bạn đang tìm kiếm các từ khóa có độ khó thấp nhưng lại có giá trị thương mại cao, hãy thử thêm bộ lọc CPC như sau:
Thông qua thao tác tìm kiếm này, bạn có thể phát hiện ra những từ khóa cạnh tranh thấp nhưng lại có mức chi phí quảng cáo trên Google AdWords cao. Và tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà các đối thủ của bạn lại trả một khoản phí khá cao cho những từ khóa như vậy.
Hãy tìm hiểu những vấn đề SEO mà bạn đang gặp phải bằng cách thu thập dữ liệu website với trình Ahrefs Site Audit.
Trình Site Audit sẽ thu thập thông tin trực tiếp và phát hiện ra hàng loạt vấn đề SEO đang làm ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của website.
Site Audit là một công cụ khá toàn diện và có nhiều tính năng nổi bật. Do đó, bạn nên bắt đầu bằng việc kiểm tra chỉ số Health Score (Điểm sức khỏe) để biết được tổng quan tình trạng website của bạn tốt nhất.
Tiếp đến, bạn có thể kiểm tra kỹ hơn các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như bất kỳ thẻ HTML nào trên website của bạn bằng cách xem báo cáo thẻ HTML trong trình Site Audit:
Nhờ đó, bạn sẽ biết được những thẻ Title và thẻ Meta Description nào bị thiếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện được những thẻ nào quá dài, quá ngắn hoặc bị trùng lặp.
Tuy nhiên, các cách nêu trên chỉ giúp kiểm tra “phần nổi của tảng băng chìm”. Hãy kiểm tra những vấn đề quan trọng khác bằng cách như sau:
Khi xem báo cáo các vấn đề SEO, bạn nên tập trung giải quyết những cái quan trọng nhất. Cấp độ vấn đề SEO được phân loại theo 3 nhóm sau:
Ngoài Ahrefs, bạn cũng nên xem qua cách sử dụng Google Webmaster Tools. Bởi vì Google sử dụng công cụ này để “liên lạc” với các nhà quản trị web, nhờ đó mà hiệu suất hay các lỗi website được hiển thị một cách chính xác và trực quan nhất.
Guest Post là hình thức đăng bài trên website hoặc blog của người khác nhằm xây dựng thương hiệu và liên kết đến website chính mình.
Hầu hết mọi người thường được khuyên sử dụng các toán tử tìm kiếm nâng cao của Google để tìm kiếm Website Guest Post, tuy nhiên đây không phải là giải pháp tối ưu vì:
Lý do thứ 3 là nhược điểm lớn nhất, vì không nhiều trang web thể hiện thông tin đầy đủ cho biết website khác viết bài trên trang của họ. Tuy nhiên, miễn là bạn cung cấp cho họ nội dung “chất lượng”, tôi nhận thấy rằng hầu hết các trang web đều sẵn sàng chấp nhận đóng góp của khách.
Thay vì sử dụng phương pháp trên, hãy thử tận dụng cơ sở dữ liệu khổng lồ của Content Explorer trong Ahrefs (với 918 triệu trang) để tìm các website có liên quan nhưng chưa liên kết đến website của bạn. Sau đó, hãy liên hệ và đề xuất họ chấp nhận các bài Guest Post.
Khi nhập một từ khóa vào tìm kiếm, Content Explorer sẽ trả ra kết quả bao gồm tất cả các trang có đề cập đến từ khóa đó trong nội dung hoặc tiêu đề của chúng.
Hãy lựa chọn mục “One article domain” để đảm bảo rằng chỉ có một bài đăng của mỗi tên miền được hiển thị trong kết quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giới hạn danh sách kết quả tìm kiếm của mình bằng cách thêm bộ lọc Domain Rating hoặc bộ lọc ngày xuất bản (Publish date).
Trình Rank Tracker cho phép bạn thêm danh sách các từ khóa mà bạn muốn xếp hạng và theo dõi quá trình xếp hạng hàng ngày/hàng tuần.
Các kết quả tìm kiếm trên trang nhất hiếm khi chỉ bao gồm link dẫn về 10 website liên quan truy vấn mà còn có các kết quả được hiển thị khác như Featured Snippet, Graph Knowledge,…
Do đó, trình Ahrefs Rank Tracker sẽ cho phép bạn theo dõi 13 SERP features (kết quả tìm kiếm đặc biệt) của từ khóa mà bạn đang muốn xem:
Thậm chí là bạn có thể biết được có bao nhiêu từ khóa của bạn được hiển thị trong Featured Snippet (đoạn thông tin trả lời truy vấn người dùng trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm). Cũng như các SERP Features thay đổi như thế nào theo thời gian.
Để theo dõi tiến độ xếp hạng của đối thủ cạnh tranh, hãy thực hiện như sau:
Cái tôi nói đến đây là Content Gap.
Nếu bạn đang thắc mắc Content Gap là gì thì tôi sẽ giải thích đơn giản qua ví dụ sau:
Tôi muốn tìm kiếm các chủ đề còn thiếu về Marketing cho website fiexmarketing.com nhưng chưa có ý tưởng. Bằng cách sử dụng Content Gap của Ahrefs, tôi sẽ tìm thấy các từ khóa liên quan đến chủ đề Marketing mà đối thủ của tôi đang xếp hạng nhưng FIEX thì chưa. Từ đó, tôi có thể viết thêm các bài viết mới về những chủ đề này, đây gọi là content gap.
Dưới đây là cách tìm Content Gap trên website của bạn:
Nhập 2-3 đối thủ cạnh tranh để biết được những từ khóa mà họ có thể xếp hạng nhưng bạn lại không.
Nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều xếp hạng cho một từ khóa cụ thể nhưng bạn lại không thêm nó vào website của mình, thì chắc hẳn bạn đã bỏ lỡ một cơ hội tốt.
Bên cạnh đó, sử dụng Content Gap cũng giúp bạn tìm được những chủ đề phụ mà bạn chưa đề cập trong các bài đăng có sẵn của mình:
Tuy nhiên, hãy nhớ chú ý khi viết nội dung, tránh rơi vào trường hợp nội dung bị trùng lặp với đối thủ và đặc biệt là trên chính website của mình. Để tránh bị trùng lặp trên website của mình, bạn có thể tham khảo “Canonical URL là gì” để tìm được giải pháp nhé.
Bạn đã nỗ lực hết sức để xây dựng các liên kết chất lượng cao trỏ về website của mình nhưng sau đó một số trang hoặc link bị hỏng. Điều này khiến bạn lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.
Tuy nhiên, với Site Explorer, bạn có thể dễ dàng phát hiện các backlink bị hỏng của mình:
Sau khi khám phá ra chúng, hãy khôi phục các trang bị hỏng hoặc loại bỏ những link bị hỏng để duy trì “link juice”.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm các Outbound links bị hỏng:
Khi phát hiện các trang trên website của bạn đã bị hỏng nhưng vẫn được liên kết đến những website khác, hãy loại bỏ các liên kết gãy hoặc thay thế chúng bằng những link phù hợp khác.
Tuy nhiên, nếu website của bạn có quy mô siêu lớn thì nên sử dụng trình Site Audit thay vì Site Explorer. Bởi Site Audit thực hiện thu thập dữ liệu trực tiếp trên website của bạn và cập nhật theo thời gian.
Để phát hiện các trang bị hỏng của đối thủ, bạn có thể thực hiện như sau:
Sau khi có được danh sách các trang bị hỏng trên website của đối thủ, bạn có thể tạo lại các trang với nội dung tương tự nhưng tốt hơn trên web mình, sau đó liên hệ với tất cả các trang web có thể đi guest post và đề nghị họ thay thế các ”link die” liên kết dẫn đến tài nguyên của bạn.
Chắc hẳn tới đây, bạn đã có thể hiểu rõ Ahrefs là gì và các cách sử dụng nó. Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu chi tiết 6 tính năng quan trọng của Ahrefs.
Báo cáo Competing Domains thể hiện danh sách các domain đang “nỗ lực” xếp hạng cho các cụm từ khóa giống nhau.
Hình dưới đây thể hiện những website đang cạnh tranh với Ahrefs trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google:
Trên thực tế, tính năng này của Ahrefs không quá hữu ích bởi bạn dễ dàng biết được những đối thủ cạnh tranh SEO của mình thông qua một vài bước tìm kiếm trên Google.
Competing Domains chỉ thực sự hữu ích ở giai đoạn đầu – khi website của bạn mới được khởi chạy hoặc tiếp cận với một khách hàng mới. Bởi báo cáo Competing Domains sẽ cho bạn thấy được toàn cảnh SEO của website chỉ trong vài phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem báo cáo “Best By Links” để biết được một số trang đang cạnh tranh với bạn. Hãy tìm hiểu những loại nội dung nào đang hoạt động tốt và học hỏi nhé.
Content Gap thể hiện những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn được xếp hạng, còn bạn thì không.
Theo kinh nghiệm của tôi, việc xem báo cáo Content Gap thực sự hữu ích hơn là chỉ phân tích một website đơn lẻ. Bởi nếu bạn thấy có 2 website cạnh tranh đang xếp hạng cho một từ khóa thì bạn hãy suy ngẫm về cơ hội mà website của mình xếp hạng cho từ khóa đó.
Về cơ bản, Site Audit là phiên bản dựa trên phần mềm Screaming Frog. Để sử dụng nó, hãy mở trang chủ của Ahrefs:
Sau đó, hãy chờ đợi cho đến khi quá trình Site Audit hoàn tất. Tùy thuộc vào số lượng trang trên website cần audit, bạn có thể phải chờ đợi khoảng vài phút đến vài giờ.
Khi quá trình này hoàn tất, bạn sẽ nhận được báo cáo kỹ thuật khá chi tiết về các trang trên website của mình.
Chẳng hạn như các trang được chuyển hướng hoặc bị lỗi 404 hoặc được áp dụng thẻ noindex,…
Mặc dù ban đầu, Ahrefs được thiết kế để hỗ trợ cho SEO nhưng nó cũng đã cập nhật một vài tính năng nhằm cải thiện các chiến dịch PPC.
Để sử dụng tính năng này, hãy đặt một website đối thủ vào Ahrefs và nhấn vào nút “Paid Search” và bạn có thể xem những quảng cáo nào có được nhiều lưu lượng truy cập nhất trên website đó.
Trong trường hợp này, các từ khóa mang lại nhiều lưu lượng truy cập nhiều nhất có trả phí như sau:
Và các trang đích mà hầu hết khách truy cập từ các quảng cáo đã xem trước khi rời khỏi website Moz như sau:
Tính năng Alerts thực sự hữu ích trong trường hợp bạn muốn giữ các liên kết của website của mình ở vị trí top trong bảng xếp hạng.
Bạn có thể yêu cầu Ahrefs gửi email cho mình mỗi khi website của bạn hoặc đối thủ cạnh tranh nhận được một backlink mới hoặc bắt đầu xếp hạng cho một từ khóa mới.
Tính năng Domain Comparison (So sánh Domain) giúp bạn biết được điểm khác biệt giữa website của mình và của đối thủ cạnh tranh. Xem xét yếu tố Referring Domains để đưa ra chiến lược xây dựng backlink hợp lý và hiệu quả.
Hy vọng với những gì mà tôi đã chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ khái niệm Ahrefs là gì cũng như nắm chắc bài viết hướng dẫn sử dụng Ahrefs một cách hiệu quả để hỗ trợ cho công việc SEO. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào khi sử dụng nó, hãy để lại bình luận, tôi sẽ giải đáp bạn ngay khi có thể.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ trọn gói của công ty SEO FIEX bao gồm nhận viết bài chuẩn SEO, tối ưu theo kỹ thuật SEO mũ trắng nhằm tạo dựng Chiến lược liên kết tổng thể, tối ưu mỗi Điểm Chạm khách hàng, từ đó mang đến kết quả kinh doanh vượt trội và bền vững cho doanh nghiệp.
Tôi là Thủy, hiện nay đang là SEO Manager tại FIEX Marketing. Với kinh nghiệm trên 4 năm trong lĩnh vực SEO và Marketing, đảm nhận vị trí SEO Leader cho hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau và giúp website doanh nghiệp tăng trưởng hàng trăm ngàn traffic mỗi tháng, tôi hiểu được khó khăn của các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Do đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn những kiến thức SEO thật chất lượng để bạn có thể hiểu và áp dụng "thực chiến" tốt nhất.