Google Sandbox là gì? 4 bước check Sandbox Google cho website

Google Sandbox là gì? 4 bước check Google Sandbox cho website

Năm 2004, các chuyên gia SEO nhận định rằng Google có một thuật toán được thiết lập nhằm không cho phép trang web mới nằm vị trí cao hơn trang hai trên Search Engine Results Pages (SERP). Nhưng đến 2010, người ta mới thực sự bàn tán về thuật toán này, và gọi nó là Google Sandbox. 

Google Sandbox còn ám chỉ các trang web bị xếp hạng kém – không được tin tưởng, gây ảnh hưởng tiến độ SEO. Vậy SEO Google là gì và làm sao để tránh Google Sandbox khi SEO? 

Hãy để chúng tôi giúp bạn tìm hiểu lịch sử của Google Sandbox là gì, lý do nó tồn tại, cách check Google Sandbox và làm sao thoát khỏi nó qua bài viết dưới đây.

Hãy kiên nhẫn đọc hết bài viết nếu bạn muốn cải thiện tình trạng SEO trì trệ bởi “Hố Cát” Google nha! Let’s go!

Google Sandbox là gì?

Google đã từng so sánh những trang web như những đứa trẻ ngồi chơi trong hộp cát. Từ đó SEOer và Marketer tạo ra hình ảnh ẩn dụ cho những trang web mới là Sandbox (hộp cát).

Google Sandbox là gì
Google Sandbox là gì vẫn chưa được công bố chính thức

Google Sandbox là một thuật toán bí ẩn của Google không cho phép các trang web mới có được vị trí trên trang nhất công cụ tìm kiếm. Nó được gọi là bí ẩn vì Google chưa chính thức xác nhận sự tồn tại và cũng không đưa thuật toán này vào cùng danh sách thuật toán chính thức với Panda và Penguin.

Nguyên tắc chức năng của Google Sandbox là gì?

Trong vài tháng đầu của một trang web mới (lâu nhất là 2 năm), Google lưu giữ thông tin của web và dù có được yêu cầu thì web mới cũng không được cho vào SERPs, hoặc không được hiển thị cao hơn trang hai.

Trong khoảng thời gian này, dù bạn có tối ưu hóa cật lực thì xếp hạng của web trên Google vẫn không ảnh hưởng. Mặc cho các công cụ tìm kiếm khác lại thay đổi thứ hạng nó thường xuyên.

Google Sandbox tồn tại bao lâu?

Thời gian trung bình Google Sandbox tồn tại, dao động trong khoảng vài tuần đến một năm. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý, thuật toán này chưa được Google xác nhận, hoàn toàn không có dữ liệu chính xác. 

Tuy nhiên theo quan sát của các chuyên gia SEO, thời gian xếp hạng web có thể được tăng lên tùy thuộc vào thị trường ngách, số lượng đối thủ cạnh tranh và chiến lược tối ưu hóa. 

Khi nào website bị “dính” Google Sandbox?

  • Google không hiển thị thông tin trang, ngay cả khi bạn nhập các yêu cầu tìm kiếm chính xác, chẳng hạn như tiêu đề của nó. 
    Ví dụ: Tôi search Title bài viết này: “Google Sandbox là gì? 4 bước check Sandbox Google cho website | FIEX Marketing” nhưng không thấy trang web fiexmarketing.com.
  • Các trang khác được xếp hạng cao hơn. 
  • Lúc đầu, trang web được đặt vào một vị trí cạnh tranh thích hợp, nhưng sau đó, nó vô tình mất vị trí và rơi vào xuống vị trí thứ 30 đến 500 trong SERPs.
  • Theo các số liệu và trên công cụ tìm kiếm khác, trang web vẫn được xếp hạng thường xuyên. 
  • Và không có lý do nào khác có thể dẫn đến tình trạng như vậy từ Google.

Google Sandbox có liên quan như thế nào đến Google Chrome Sandbox?

Câu trả lời ngắn gọn là Hoàn toàn không có liên quan. 

Google Sandbox của Google Chrome là một chức năng hiện có, được tích hợp trong trình duyệt Google Chrome. Nó được sử dụng để bảo vệ chống lại phần mềm độc hại. 

Thuật toán Google Sandbox
Thuật toán Google Sandbox không có sự liên quan với Google Chrome Sandbox

Chế độ “No-Sandbox Google Chrome” là gì? Nó có nghĩa là chế độ Sandbox trong Google Chrome bị tắt. Bằng cách này, trình duyệt hoạt động dễ dàng hơn, mặc dù nó được bảo vệ ít hơn.

Sandbox có thật sự tồn tại không?

Trong cộng đồng SEO, không có câu trả lời nhất trí cho câu hỏi này. Tuy nhiên, các chuyên gia và blogger SEO nổi tiếng như Neil Patel, có xu hướng tin rằng Sandbox là một thuật toán ngầm. 

Các chuyên gia SEO nói gì?

Nhóm Search Engine Watch đã chứng minh rằng Google Sandbox không tồn tại. Họ ra mắt một trang blog vào năm 2018 và chỉ 4 tháng, trong kết quả tìm kiếm của Google, trang blog nằm ở vị trí đầu tiên.

Từ 2005 – 2009, có nhiều ấn phẩm khác nhau được tạo ra trong Moz liên quan đến Sandbox. Trong quá trình đó, Moz đã thay đổi quan điểm của họ từ “có, Sandbox tồn tại” thành “không, đây là một bí ẩn”.

Ahref giải thích Sanbox
Ahrefs cũng từng có bài viết về Google Sandbox

Bằng chứng về sự tồn tại của Sandbox lại được Fishkin xuất bản trong bài báo năm 2009. Ông chọn trang “Grader.com” (thuộc sở hữu của Hubspot) làm ví dụ. Ông so sánh xếp hạng trang theo cùng một yêu cầu tìm kiếm trên Google, Yahoo và MSN Live. 

Cuối cùng, Rand Fishkin cập nhật thêm rằng sau khi trang web “Grader.com” đã chuyển sang tên miền khác thì nó được xếp hạng cao hơn. Do đó, ông kết luận “Grader.com” không phải là Sandbox

Trong khi đó, Edward Sturm, Giám đốc Tiếp thị Thế giới của Ether cho rằng, nếu không có hình thức phê chuẩn Sandbox thì cũng sẽ có những thuật toán khác hoạt động như thế.

Andy Crestodina, đồng sáng lập Orbit Media, đồng ý Sandbox là cần thiết. Vì Google cần thời gian để kiểm tra trước khi xếp hạng trang web mới một cách chính xác. 

Google thì nói gì?

Trong suốt 16 năm, Google chưa bao giờ thừa nhận rằng Sandbox tồn tại. Năm 2005, các đại diện của Google cũng đã tuyên bố chối bỏ sự bí ẩn của Sandbox vài lần.

Năm 2005, Matt Cutts – Cựu trưởng nhóm chất lượng tìm kiếm của Google về tối ưu hóa công cụ, lần đầu tiên bày tỏ ý kiến ​​của mình về vấn đề này. Ông khẳng định Sandbox không tồn tại, nhưng vì một số thị trường ngách, thuật toán có thể hoạt động với tác dụng tương tự. 

Nhưng năm 2012, ông đã chia sẻ trên Youtube về cách Google vận hành với những trang web mới. Dù từ “Sandbox” không được nhắc đến trong video, nhưng thực tế, Cutts đã trả lời câu hỏi “làm cách nào để Google nhìn thấy trang web?” và “tuổi miền quan trọng như thế nào” với một khuyến nghị về cách thoát khỏi hiệu ứng (được cho là Sandbox).

Ông bảo đảm Google sẽ hiển thị trang nếu bạn quảng cáo sau khi duy trì nó được 2-3 tháng.

Matt Cutts Google
Matt Cutts nói về sự ảnh hưởng của số tuổi domain với khả năng xếp hạng

Dù vậy, năm 2018, John Mueller – nhà phân tích xu hướng quản trị (Google Webmaster Trends Analyst) đã từng tuyên bố trên chương trình phát trực tiếp Webmaster Hangout về việc Google không có thuật toán Sandbox.

With regards to Sandbox, we don’t really have this traditional Sandbox that a lot of SEOs used to be talking about in the years past. We have a number of algorithms that might look similar, but these are essentially just algorithms trying to understand how the website fits in with the rest of the websites trying to rank for those queries. (…) It’s always kind of tricky in the beginning when we have a new website and we don’t quite know where we should put it.

Lược dịch: Google không có thuật toán Sandbox như nhiều SEOer từng nói. Họ chỉ có các thuật toán cố gắng hiểu về website cũng như xếp hạng truy vấn phù hợp. Và các website mới sẽ gặp khó khăn hơn để Google tìm hiểu cũng như xếp hạng nó.

John Mueller – Google Webmaster Trends Analyst, Webmaster Hangout

Thậm chí, trong phản hồi gần nhất của Google trên Twitter vào năm 2019, ông lại một lần nữa phủ nhận sự tồn tại của Sandbox.

Có thể rút ra kết luận rằng các thuật toán khác của Google có thể ảnh hưởng đến các trang web mới, nhưng công cụ tìm kiếm sẽ không cố ý “hạn chế” trang web đó chỉ vì nó mới.

Điều gì tạo nên tình trạng Sandbox?

Đại diện của Google và các chuyên gia SEO đều không phủ nhận rằng, rất khó thăng hạng cho các trang web mới. 

Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do thuật toán tìm kiếm “kiềm hãm” cho các tên miền non trẻ trong vài tháng đầu tiên.

Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của một số thuật toán hoặc do bị một lệnh trừng phạt khác của Google vì vi phạm các quy tắc của công cụ tìm kiếm.

Trong giai đoạn đầu tồn tại tên miền, hệ thống tìm kiếm cố gắng xác định xem trang web này có chất lượng tốt và thích đáng không, và liệu nó có xứng đáng được xếp hạng cao không.

Đó là lý do tại sao lúc đầu, Google hiển thị nó ở những vị trí cao để kiểm tra phản ứng của người dùng. Sau đó đưa đánh giá về tỷ lệ trung bình để ổn định tăng trưởng.

Đêìu này xảy ra với cả website của tôi và một số khách hàng cho những tên miền mới hoàn toàn.

Google test new site
Sự thay đổi thứ hạng do Google kiểm tra chất lượng của những tên miền mới
Tăng trưởng traffic
Traffic tăng trưởng mạnh khi Google hiểu rõ về chủ đề website

Google dựa vào ba yếu tố chính để xác định một trang web được nằm trên các vị trí tìm kiếm đầu tiên trong SERP là E-A-T:

  • Expertise: Kiến ​​thức chuyên môn 
  • Authoritativeness: Tính xác thực
  • Trustworthiness: Tính đáng tin cậy. 

Ngoài những yếu tố này, hệ thống tìm kiếm còn tính đến các liên kết ngược (backlink) và các khía cạnh khác. Đó là lý do tại sao rất khó để một trang web mới thuyết phục được Google rằng nó có thể tin cậy khi mới ra đời chỉ vài tháng. 

Ngoài ra, còn các nguyên nhân chính khiến trang web không nằm trên vị trí tìm kiếm hàng đầu:

  • Lượng nội dung không đủ: Google cần thu thập thông tin nhiều trang để hiểu tên miền website thuộc về ngách nào và xác định các từ khóa mà người dùng có thể tìm kiếm.
  • Không có hoặc không đủ tín hiệu từ người dùng: Khi số lượng người dùng truy cập vào website còn ít, Google không thể xử lý dữ liệu liên quan đến yếu tố này và không hiểu hành vi của họ. 
  • Số lượng Backlink không đủ: Backlink là một trong những yếu tố xác định chất lượng website của Google. Nếu chúng bị thiếu hụt so với đối thủ, trang web của bạn sẽ bị hạn chế trong việc hiển thị các vị trí đầu tiên trong hệ thống tìm kiếm.
  • Backlink kém chất lượng: Ngay cả khi bạn mua rất nhiều backlink trong 1 tháng, Google vẫn có thể bỏ qua nếu chúng kém chất lượng. Vì vậy hãy đầu tư xây dựng Backlink chất lượng.
  • Cạnh tranh cao: Nếu đã có nhiều người chơi trong thị trường ngách của bạn, chuyện đạt được các vị trí đầu sẽ trở nên phức tạp.
  • Chuyên môn quan trọng: Google xếp hạng các trang web pháp lý và y tế cao hơn vì chúng chứa thông tin quan trọng.

Kết luận:
Các thuật toán của Google không thể nhanh chóng ấn định khả năng xếp hạng cao cho một trang web non trẻ và đặt nó lên các vị trí hàng đầu.
Do đó, rất khó để quảng bá các trang web mới trong vài tháng đầu tiên. Đây không phải là do bộ lọc của Google mà do công cụ tìm kiếm chưa quen với chúng.

Cách check Google Sandbox

Check Sandbox Google đơn giản với bốn bước sau:

  1. Sử dụng toán tử tìm kiếm Website của bạn trên Google với công thức: site:domain.com

Hệ thống sẽ hiển thị tất cả các trang của bạn với các tiêu đề mô tả có liên quan. Nếu một số trang chỉ được hiển thị với URL hoặc bị ẩn trong kết quả mở rộng, có thể đã xảy ra lỗi.

Check Google Sandbox
Ví dụ về cách tìm kiếm trang của bạn với trang lệnh
  1. Kiểm tra thứ hạng tên miền trong các hệ thống tìm kiếm khác như Yahoo !, MSN, Bing và Ask có cao hay không.
  2. So sánh xếp hạng tên miền trong Google và các hệ thống tìm kiếm khác. Nếu các công cụ khác xếp hạng trang web kém, vậy hãy xem lại trang web của mình. Nếu có sự khác biệt lớn trong các chỉ số (vị trí web ở các hệ thống khác nằm trong top 10, trong khi ở Google vị trí thấp hơn 60), thì nguyên nhân là do Google.
  3. Đảm bảo rằng Sandbox effect thực sự hiện diện cho toàn bộ trang web, không phải từ khóa hoặc các trang nhỏ.

4 cách tránh bị Google Sandbox

Hiệu ứng Sandbox là kết quả được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau, nên rất khó để theo dõi tất cả chúng khi bạn khởi chạy và hiển thị cho Google một trang web mới.

Để có được trạng thái tốt nhất, hãy tạo nội dung thật hay (viral) và phát tán để chúng trở nên phổ biến nhanh chóng. 

Nếu bạn bị giới hạn bởi thị trường ngách, có những phương pháp có thể giúp website của bạn phát triển chậm nhưng nhất quán. 

1. Thiết kế một website mới trên domain cũ

Sử dụng tên miền cũ sẽ loại trừ được sức ảnh hưởng của tuổi domain đến việc xếp hạng. 

Tên miền cũ phải tương ứng với thị trường ngách của bạn, không được cập nhật trong vài năm qua và có lịch sử rõ ràng. Các bộ lọc của Google trước đây không được áp dụng cho miền này.

Cách kiểm tra miền bạn sắp mua:

  • Kiểm tra tuổi miền: Bạn có thể sử dụng Small SEO Tools để kiểm tra. Tốt hơn là nên cân nhắc mua các tên miền cũ có tuổi đời hơn 5 năm.
  • Kiểm tra lập chỉ mục website: Kiểm tra trang web có được lập chỉ mục theo yêu cầu “site: domain.com” trong Google không.
  • Kiểm tra Ranking từ khóa và chất lượng backlink: Kiểm tra cách trang web được xếp hạng theo từ khóa, và xem có các liên kết ngược dẫn đến trang không. Các từ khóa phải tương ứng với thị trường ngách và các liên kết ngược không nên bị spam. Bạn có thể làm theo hướng dẫn sử dụng Ahref để kiểm tra.
  • Kiểm tra trang web được thu thập bởi Google chưa: Điều này có thể được thực hiện với Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tool), nhưng bạn sẽ cần xác minh quyền chủ sở hữu trang của mình. Bạn có thể tham khảo ngay hướng dẫn cài đặt Google Webmaster Tools của FIEX
Kiểm tra Url trên Google
Công cụ kiểm tra URL giúp bạn kiểm tra sự hiện diện trên Google
  • Kiểm tra website trước đây có chuyển hướng spam không: Bạn có thể kiểm tra bằng Wayback Machine.
Test website Wayback Machine
Kiểm tra website có spam bằng Wayback Machine

Tips: Để thiết kế một website, bạn cần phải biết được các checklist thiết kế web chuẩn SEO là gì.

2. Thông báo cho Google về nội dung mới

Google không thu thập thông tin nội dung mới ngay lập tức nếu bạn không thông báo cho Google về những thay đổi trên trang web.

Và chúng sẽ được tìm thấy từ từ, mỗi lúc một ít. Đối với các trang web mới thì mất ít nhất 2 ngày.

Vậy nên để đẩy nhanh tốc độ “hiện thân” trên SERPs, bạn có thể yêu cầu Google thu thập lại dữ liệu trang theo cách Webmaster Tool submit, thông qua chức năng kiểm tra URL (đối với một liên kết) hoặc Sơ đồ trang web (đối với nhiều liên kết) trong Google Search Console. Quá trình này có thể được tự động hóa bằng việc tạo sitemap và kết nối với công cụ GSC nói trên.

Nội dung mới
Giao diện của Sitemap trong WordPress

3. Tập trung vào nội dung chất lượng tăng uy tín website

Người dùng đánh giá nội dung hữu ích không bởi việc kiểm tra tính độc đáo, mà bởi ý nghĩa tự nhiên của nó. Nếu bạn đang viết về điều gì đó, hãy cung cấp tài liệu tham khảo và liên kết, và thế này, một mũi tên sẽ trúng cả ba con nhạn:

  1. Điều này hữu ích cho người đọc. Họ có thể theo liên kết và đọc thêm thông tin. 
  2. Điều này cho Google thấy rằng bạn có một nguồn thông tin xác thực.
  3. Trang web được đề cập có thể đăng lại liên kết của bạn nếu họ muốn (nếu trang web này rất phổ biến, cơ hội là khá thấp, nhưng thà có hơn không).

Một số người lo sợ rằng khi cung cấp tài liệu tham khảo, người dùng sẽ nhấp vào chúng và rời khỏi trang gốc. Vì họ chưa biết Bounce Rate bao nhiêu là tốt, nên cứ sợ chỉ số này tăng lên. Nhưng đừng lo, nếu nội dung chất lượng, người dùng có nhấp vào liên kết để kiểm tra thì cũng sẽ quay lại trang bạn ngay thôi.

Trong khi Google thu thập thông tin một miền, nó sẽ theo tất cả các liên kết có sẵn. Nếu nội dung chứa các liên kết dẫn đến tư liệu được xác thực, Google sẽ tăng xếp hạng trang của bạn.

Thêm các liên kết ngoài (External Link) như vậy thì điều quan trọng bạn cần đảm bảo là:

  • Đảm bảo chất lượng của liên kết ngoài.
  • Chỉ nên dẫn link khi thật sự cần thiết. Không gửi thư rác với các liên kết không liên quan.
  • Cách tạo Anchor text nên sử dụng tên thương hiệu hoặc URL.
  • Nếu có thể, hãy nói trước với chủ sở hữu trang web rằng bạn đã đề cập đến họ.

Nội dung là phần tất yếu và quan trọng trong SEO, trong nội dung đừng chỉ có chữ, hãy thêm một số hình ảnh đã tối ưu SEO hình ảnh. Để bạn hiểu hơn về cách viết bài chuẩn SEO, hãy tham khảo tại link đính kèm.

4. Không ngừng hoạt động trên trang

Vấn đề của Sandbox là chúng ta dễ tự kết luận rằng Google không thích trang của bạn và xem nó là một chiến lược sai lầm như thuật toán bí ẩn. 

Tuy nhiên, nếu bạn ngừng tối ưu hóa trang web, bạn sẽ không bao giờ tự mình “thoát ra khỏi Sandbox” cho dù có đến đúng thời điểm.

Nếu trong vòng vài tháng, việc tối ưu hóa SEO không mang lại kết quả. Hãy phân tích chiến lược một lần nữa và thay đổi nó nếu cần thiết.

Nếu bạn cảm thấy “bế tắc” thì có thể nhờ cậy sự trợ giúp từ bên ngoài, do đó đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia từ dịch vụ SEO chuyên nghiệp để được tư vấn.

Nếu bạn mới bắt đầu thực hiện hoặc có một số lý do nhất định để tiếp tục sử dụng chiến lược này. Hãy kiên nhẫn, đừng bỏ cuộc và bạn sẽ thấy rõ kết quả.

Kết luận

Sandbox có lẽ là vấn đề nan giải đối với các trang web mới. Dù Google chưa bao giờ xác nhận về Sandbox, nó vẫn luôn là trạng thái cần để tâm và cần được chuẩn bị để xử lý.

Tôi hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn phần nào định hình Google Sandbox là gì và có đầy đủ thông tin để không bị “dính chưởng” Sandbox Google.

Chúc bạn thành công!

Nếu bạn đang cần một đơn vị giúp bạn giải quyết các vấn đề về Google Sandbox, Google Penguin hay Google Panda, FIEX Marketing sẽ giúp bạn điều đó.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các giải pháp Marketing Online tổng thể như nhận viết bài chuẩn SEO, Google Ads,.. nhằm không chỉ giúp Website thu hút lượng Traffic lớn tiềm năng, mà còn tăng trưởng doanh số vượt trội. Liên hệ ngay với công ty TNHH quảng cáo Marketing Online FIEX!

Tạ Thủy

Tôi là Thủy, hiện nay đang là SEO Manager tại FIEX Marketing. Với kinh nghiệm trên 4 năm trong lĩnh vực SEO và Marketing, đảm nhận vị trí SEO Leader cho hơn 20 dự án lớn nhỏ khác nhau và giúp website doanh nghiệp tăng trưởng hàng trăm ngàn traffic mỗi tháng, tôi hiểu được khó khăn của các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về SEO. Do đó, tôi muốn chia sẻ đến các bạn những kiến thức SEO thật chất lượng để bạn có thể hiểu và áp dụng "thực chiến" tốt nhất.