Hiện nay, với số lượng người dùng khổng lồ trên toàn cầu. Facebook đã trở thành cơ hội tuyệt vời để doanh nghiệp cũng như cá nhân quảng bá chính mình trên nền tảng này thông qua fanpage.
Vậy Fanpage Facebook là gì, cách tạo Fanpage trên Facebooknhư thế nào và làm sao để tối ưu trang Facebook?
Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Fanpage có thể hiểu nôm na như một landing page trên Facebook đại diện cho doanh nghiệp của bạn. Đây là cách duy nhất để một doanh nghiệp, tổ chức, người nổi tiếng và nhân vật chính trị giới thiệu mình trên Facebook.
Về giao diện, Facebook Fanpage cũng tương tự như một trang Facebook cá nhân (Profile) hoặc nhóm (Group). Thế nhưng tạo fanpage lại mang đến cho bạn nhiều công cụ độc đáo trong việc quản lý và theo dõi tương tác của khách hàng.
Fanpage giới thiệu với người xem những thông tin về doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như:
Với fanpage, bạn cũng có thể đăng các bài viết, blog, sự kiện và các chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Đây là một kênh tuyệt vời để tiến hành kế hoạch Marketing Online nhằm thu hút lượt thích và theo dõi; nhằm đem khách hàng đến gần với bạn hơn.
Về cơ bản, giữa Fanpage, Group và Profile cá nhân có các đặc điểm khác biệt được tóm tắt trong bảng sau đây:
Trang Fanpage là một phương tiện đa năng và cực kỳ hữu ích. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khiến bạn, với tư cách một doanh nhân, phải cân nhắc về việc tạo Fanpage Facebook:
Mỗi trang Facebook cá nhân chỉ có tối đa 5000 bạn bè. Trong khi đó Fanpage không giới hạn số tài khoản theo dõi, giúp bạn có thể kết nối với tất cả mọi người.
Việc tạo trang Fanpage là hoàn toàn miễn phí. Không những vậy, những hiệu quả mà Fanpage mang lại còn đem lại cho bạn nhiều lợi nhuận hơn nữa.
Theo Dataportal, Facebook hiện là trang web phổ biến hàng đầu trên internet. Vì vậy, việc doanh nghiệp của bạn có một trang đại diện trên Facebook là rất cần thiết.
Ngoài ra, những trang fanpage Facebook được nhúng mã, đồng nghĩa với việc một số nội dung công khai cũng được nhúng mã. Điều này giúp doanh nghiệp của bạn hiện diện trên những công cụ tìm kiếm.
Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo cách SEO Fanpage ngay trong bài viết của chúng tôi để tối ưu fanpage tốt hơn cho các công cụ tìm kiếm, tiếp cận nhiều người dùng hơn.
Facebook Insights là một công cụ phân tích Fanpage hiệu quả. Nó cung cấp cho bạn thông tin về nhân khẩu học của người like trang, số lượt xem và mức độ tương tác bài viết, …
Tận dụng những thông tin này sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng tốt hơn.
Bằng cách thường xuyên cập nhật trên trang Fanpage Facebook, bạn sẽ được nhìn thấy và được chú ý trên Newsfeed người hâm mộ trang của bạn.
Những content, bài đăng bán hàng, livestream, chương trình ưu đãi,… sẽ tiếp cận được rất nhiều khách hàng.
Khi người hâm mộ tương tác với bài viết của bạn, bạn sẽ xuất hiện trên Newsfeed của bạn bè của họ. Không những thế, người dùng còn có thể tag fanpage của bạn vào những bài đăng. Điều này giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Vậy làm sao để lan tỏa thương hiệu tối ưu nhất? Đó chính là thu hút người hâm mộ bằng cách tăng like Fanpage hoặc sử dụng cách mời người lạ like Fanpage. Fanpage của bạn càng có nhiều lượt like và follow thì thương hiệu của bạn càng lan tỏa nhiều hơn.
Nếu chỉ Marketing trên newsfeed thôi là chưa đủ, bạn còn có thể chạy thêm quảng cáo Facebook. Việc này có thể tốn kém, nhưng nếu bạn biết cách target đối tượng Facebook hiệu quả khi sử dụng dịch vụ quảng cáo facebook, kết quả mang lại vô cùng tuyệt vời đấy.
Đây là một tính năng rất hữu ích của Facebook. Nếu doanh nghiệp của bạn có địa chỉ cụ thể thì việc check-in rất quan trọng đối với marketing trên newsfeed.
Bạn không lập Fanpage Facebook chỉ đưa thông tin tới khách hàng mà còn nhận lại được những phản hồi; ý kiến của họ thông qua những bình luận và đối thoại trực tiếp với họ bằng Messenger.
Những feedback này là thông tin cực kỳ quý giá giúp bạn cải thiện dịch vụ; đồng thời khách hàng cũng cảm thấy họ được lắng nghe và có thiện cảm với doanh nghiệp của bạn hơn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số ứng dụng trò chuyện tự động, một số câu trả lời thông dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian của của cả hai bên. Chatbot được coi như “ông hoàng” trong vấn đề nay. Vậy Chatbot là gì? Tại sao những SEOer thường nhắc về chatbot.
“Bỏ con tép bắt con tôm” – thực vậy, với những giải thưởng hấp dẫn cho những cuộc thi trên Facebook. Bạn sẽ thu hút được vô số số lượt tương tác, like, theo dõi. Và tương tác chính là chìa khóa dẫn tới thành công cho bạn.
Những hình ảnh và video sinh động giúp thu hút người xem hơn, truyền đạt thông điệp một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Không những thế, chèn tên hoặc logo của bạn vào hình ảnh, video cũng giúp bạn lan tỏa thương hiệu khi chúng được người dùng chia sẻ.
Fanpage cho phép bạn like những trang khác và hiển thị những trang này trên trang của bạn. Đây có thể là những thương hiệu có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp của bạn, hoặc có đối tượng theo dõi tương tự.
Bạn cũng có thể bình luận trên bài đăng của họ. Bằng cách này, bạn đang tự giới thiệu mình với nhiều đối tượng mới hơn.
Điều này giúp bạn và những đối tác cùng có lợi.
Bạn vẫn có thể tối ưu hóa fanpage của mình với tất cả mọi người trong khi vẫn kiểm soát được sự riêng tư trên tài khoản cá nhân.
Một mẹo cho bạn là hãy nên có ít nhất hơn một quyền quản trị fanpage. Bạn có thể tham khảo cách thêm quản trị viên trên fanpage trong bài viết của chúng tôi.
Như đã liệt kê các lợi ích mà fanpage mang lại cho doanh nghiệp thì việc thực hiện quan trọng nhất là dựa vào con người. Vì vậy không nên để tài khoản Facebook bị khóa, nhất là tài khoản có quyền quản trị page nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho chiến dịch marketing Facebook của doanh nghiệp
Có thể nói rằng bước đâu tiên để tối ưu fanpage nhanh nhất là đổi tên fanpage trùng khớp với sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp của bạn.
Ảnh đại diện quan trọng hơn nhiều so với ảnh nền vì nó sẽ đồng hành với từng cập nhật trên trang, ngay cả khi trang của bạn được chia sẻ trên dòng thời gian của người khác.
Ảnh nền là một cách hay để trang của bạn trông thêm bắt mắt.
Username giúp người dùng tìm kiếm và nhớ đến trang của bạn dễ dàng hơn.
Khi bạn tạo một username, nó hiển thị như một địa chỉ web đã được tùy chỉnh (VD: facebook.com/congtycuaban), giúp người dùng dễ nhập URL này vào trình duyệt web hơn.
Username tốt cũng giúp trang có thứ hạng cao hơn.
Username của bạn nên khớp với tên trang nhiều nhất có thể.
Hãy nghĩ ra một nội dung thật độc đáo để giới thiệu về doanh nghiệp của bạn (được cho phép tối đa 250 ký tự). Phần nội dung nguyên gốc này cũng giúp trang của bạn được xếp thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Ngoài những ý chính được nêu trên, một vài thông tin sau đây bạn cũng nên thêm vào Fanpage của mình:
Phần mô tả chính chỉ cho phép bạn viết nội dung với 250 ký tự, vì vậy mà phần lược sử doanh nghiệp là cơ hội tốt để bạn giới thiệu thêm về công ty của mình.
Điều này rất hữu ích bởi vì nếu bạn càng có nhiều nội dung nguyên gốc thì càng có nhiều cơ hội để Fanpage của bạn đạt thứ hạng cao hơn trong các tìm kiếm liên quan.
Một số nội dung bạn có thể viết ở phần này như:
Facebook cho phép lựa chọn những template tạo trang sẵn có để bạn có thể tối ưu hóa trang của mình cho phù hợp với kiểu doanh nghiệp, bao gồm:
Template đơn giản là cách bố trí những nút và thẻ được cho là quan trọng nhất đối với từng kiểu doanh nghiệp cụ thể.
Sau khi chọn template, bạn vẫn có thể sửa đổi và tùy chỉnh chúng theo ý của mình.
Nút kêu gọi hành động nằm ngay dưới ảnh nền của bạn. Bạn có thể chọn một trong bốn loại chính sau đây, sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn:
Để tùy chỉnh nút CTA, bấm vào nút đó và chọn “Thêm nút”. Có nhiều lựa chọn cho bạn như:
Với mỗi nút CTA, bạn cần thêm một landing page phù hợp để người dùng thực hiện hành động được gợi ý.
Tab là phần nội dung nằm dưới tên page của bạn.
Có những tab thông thường như Home, Posts, Videos, Groups,… Tuy nhiên, bạn có thể thêm vào nhiều tab hơn để phù hợp với doanh nghiệp của mình. Ví dụ, bạn có thể chọn bổ sung những tab sau:
Để thay đổi các tab, đi đến “Sections”, rồi đến “Edit” và cuộn xuống cuối trang để hiện danh sách những tab hiện có và lựa chọn thêm tab mới.
Nhân tiện nói đến tab, bạn có thể thiết lập tab Shopping và thêm sản phẩm vào, với tên, giá cả và hình ảnh cho từng sản phẩm.
Với cách này, ngoài việc cho người dùng một khu vực mua sắm riêng mà họ có thể tiếp cận với những đề xuất nổi bật và những hot deal. Bạn còn có thể gắn thẻ sản phẩm của mình vào những hình ảnh và video trên trang.
Như vậy, nếu video của bạn lan tỏa trên Facebook, người dùng có thể click và đến thẳng danh sách sản phẩm từ video đó.
Hầu hết mọi khách hàng tiềm năng đều tham khảo những nhận xét, bình luận trước khi mua hàng.
Thực tế mà nói, những nhận xét trên Facebook thường có xu hướng tích cực hơn trên những kênh khác.
Điều này có lẽ là do Facebook là một nền tảng cá nhân, mọi người thường dùng Facebook để nói chuyện với gia đình và bạn bè, chứ không phải để trút giận lên những công ty.
Dù vậy, Facebook vẫn là một nơi phù hợp để khách hàng đăng tải những nhận xét, bình luận của họ.
Để bật tính năng Nhận xét, đến phần “Setting”, click “Edit” rồi kế đến là “Review” để cho phép khách hàng nhận xét về trang của bạn.
Nếu mọi chuyện không thuận lợi cho bạn, bạn vẫn có thể tắt những bài đánh giá đó về sau.
Không có cách nào để cứu vãn trang fanpage của bạn nếu bạn tạo page Facebook ra mà không thường xuyên cập nhật và tương tác với khách hàng của mình. Sau đây là một vài mẹo để thu hút khách hàng:
Bạn có thể dùng những công cụ trực quan để tiếp thị cho doanh nghiệp của mình mà không tỏ ra quá lộ liễu.
Bạn có thể tham khảo cách viết bài quảng cáo Facebook hiệu quả nhất ngay tại đây!
Hơn thế nữa, bạn cần trả lời tin nhắn khách hàng càng sớm càng tốt. Dù cho đó là tin nhắn soạn sẵn được trả lời tự động đi nữa, nó cũng giúp khách hàng biết rằng bạn đang hoạt động tích cực.
Bạn có thể tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của mình đang phát triển chiến dịch Facebook marketing của họ ra sao với 2 công cụ sau:
Serpstat cho bạn biết những truy vấn tìm kiếm nào hướng lượt truy cập về phía trang Facebook của đối thủ.
Không như những công cụ khác, Facebook hiển thị thứ hạng dữ liệu dựa trên cấp độ trang (chứ không phải tên miền); đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần nhập URL của trang của đối thủ để xem nó xếp hạng như thế nào với những từ khóa phổ biến.
Biết được những cụm từ nào giúp trang của đối thủ xếp hạng cao trong Google sẽ giúp bạn nhận ra mình cần bổ sung những nội dung gì.
BuzzSumo có tính năng “Phân tích Facebook” rất hữu ích, nó giúp bạn biết được bài viết nào của những trang Facebook nổi tiếng được nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ nhất.
Bạn có thể dùng bộ lọc của BuzzSumo để tìm kiếm kiểu bài viết cụ thể nào mà đối thủ đang sử dụng. Ví dụ, nhập username Facebook của đối thủ vào, và giới hạn kết quả tìm kiếm thành “Questions” để xem họ đang thu hút người xem với những cuộc thảo luận như thế nào.
Những phân tích này sẽ giúp bạn có những ý tưởng để tối ưu hóa fanpage của mình và giúp lượng người theo dõi cũng như lượt tương tác ngày một tăng. Và tất nhiên để thực hiện được các bước tối ưu như đã liệt kê ở trên thì bạn cần phải có quyền quản lý fanpage đó.
Trang Fanpage là một công cụ thực sự hữu ích mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng nên có trong thời buổi hiện nay.
Song song với sự phát triển của Facebook thì đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp kiếm tiền thông qua các dịch vụ Marketing Online từ Fanpage.
Qua bài viết, chúng ta đã cùng tìm hiểu Facebook Fanpage là gì, những lợi ích của nó cũng như cách tạo 1 trang Facebook bán hàng và tối ưu hóa fanpage. Với những thông tin trên, hi vọng bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công và niềm vui khi tạo nên fanpage của riêng mình!
Nếu bạn là một doạn nghiệp có nhiều thương hiệu hoặc Agency, bạn có thể tham khảo công cụ Business Manager sẽ rất hữu ích trong việc quản lý nhiều fanpage cùng lúc.
Nguồn tham khảo:
Tôi là Thanh, hiện nay đang đảm nhận vị trí Paid Media Manager tại FIEX Marketing. Với 3 năm kinh nghiệm trong Paid Media, nhiệm vụ của tôi chính là giúp các khách hàng phát triển chiến lược Digital của họ bằng các kênh quảng cáo có trả phí như Google Ads, Facebook Ads, Social Media Ads,... Từ đó, giúp khách hàng tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược kĩ thuật số hiệu quả.