Sử dụng Facebook Audience Insights đúng cách giúp kết nối thương hiệu của bạn với khách hàng tiềm năng. Bởi vì Facebook là một kênh xã hội có sự tương tác với người dùng rất lớn. Nhưng bạn có chắc chắn rằng mình đang tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu?
Bạn cần tìm hiểu thông tin một cách sâu sắc, chứ không phải chỉ biết mỗi tuổi và giới tính của các follower. Bạn cần hiểu rõ hơn về công việc, sở thích và tình trạng hôn nhân và nhiều thứ khác nữa. Nhờ đó, bạn có thể hiển thị và chia sẻ những nội dung phù hợp vào đúng thời điểm và đúng khán giả mục tiêu.
Facebook Audience Insights là một công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về các đối tượng trên Facebook của bạn.
Các chỉ số trên Facebook Audience Insights được hiển thị thành ba nhóm như sau:
Nhờ đó, bạn có thể sáng tạo những nội dung ý nghĩa, độc đáo và có thêm các đối tượng mục tiêu.
Có thể nói Facebook Audience Insights là một trong những hạng mục quan trọng của Facebook marketing góp phần làm nên giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy nếu bạn chưa rõ về Marketing Facebook là gì thì hãy tìm hiểu ngay nhé
Để truy cập Facebook Audience Insights, bạn nhấp vào menu chính ở trên cùng phía bên trái nằm trong trình quản lý quảng cáo Facebook. Sau đó, chọn cột “Audience Insights” trong cột “Kế hoạch”.
Hoặc bạn cũng có thể nhập facebook.com/ads/audience-insights trong trình duyệt của mình để truy cập trực tiếp.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook thì hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để tăng hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong viêc tiếp cận khách hàng bạn nhé.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu vấn đề: Facebook thu thập dữ liệu người dùng như thế nào?
Các nguồn chính mà Facebook sử dụng để thu thập dữ liệu:
Nếu bạn chưa biết Pixel là gì, cách cài đặt ra sao để tệp đối tượng trong Audience Insight được tiếp cận chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp thì hãy tham khảo ngay cách cài pixel Facebook ngay nhé!
Tóm lại, dữ liệu của Facebook sẽ tùy thuộc vào 2 yếu tố: thông tin người dùng khai báo và lịch sự hoạt động của họ.
Tuy nhiên, có một vấn đề ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu mà Facebook thu thập. Đó chính là có nhiều người dùng thông tin “ảo” để khai báo tài khoản hoặc có những người “lười biếng” trong việc cập nhật thông tin cá nhân.
Do đó, ngoài việc sử dụng dữ liệu từ Facebook Audience Insights. Bạn cần có thêm chiến lược tư duy kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân để phân tích các số liệu có được.
Không một phần mềm quảng cáo Facebook miễn phí nào là hoàn hảo và Facebook Audience Insights cũng vậy. Do đó, khi sử dụng nó, bạn nên lưu ý 2 điểm sau đây để tránh xảy ra sai sót:
Một tiện ích mà Facebook Audience Insights mang lại chính là gợi ý những thông tin liên quan đến từ khóa mà bạn đang tìm. Nhưng thực sự thì trường hợp này cũng ít khi xảy ra.
Do đó, trước khi sử dụng Facebook Audience Insights, bạn nên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cách chọn đối tượng quảng cáo Facebook để có được cái nhìn sơ bộ. Sau đó, kết hợp những dữ liệu mà Facebook Audience Insight cung cấp cùng với những kinh nghiệm và kiến thức sẵn có để tối ưu chiến dịch quảng cáo của mình.
Phía trên cùng của công cụ Audience Insights của Facebook có 4 tab là nhân khẩu học (Demographics), số lượt thích trang (Page Liked), vị trí (Location), Hoạt động (Activity).
Chúng ta cùng phân tích từng mục một nhé!
Tab nhân khẩu học bao gồm những dữ liệu về độ tuổi, giới tính, mối quan hệ, trình độ học vấn và chức danh công việc.
Bạn có thể sử dụng cột bên trái của tab để nhập các thông tin cần lọc.
Ví dụ như nếu trang Facebook của bạn chuyên về chụp ảnh pre-wedding và dịch vụ cưới hỏi, thì bạn có thể lọc các thông tin như sau: Vị trí: Việt Nam, tuổi: 23 – 40, giới tính: Nữ, Sở thích: Shopping, Tình trạng hôn nhân: đính hôn, đang trong mối quan hệ,…….
Sau khi nhập đầy đủ thông tin cần lọc, Facebook Audience Insights sẽ hiển thị kết quả ở bảng bên trái.
Danh sách kết quả được xếp theo thứ tự giảm dần. Tuy nhiên, đối với mục “chức danh công việc” lại hiển thị theo danh sách nghề nghiệp mặc định của công cụ. Nhưng khi nhấp vào tiêu đề cột “Đối tượng được lựa chọn”, bạn sẽ có được danh sách các công việc theo mức độ phổ biến từ cao đến thấp.
Một tab khác khá thú vị trong Facebook Audience Insights chính là “lượt thích trang”.
Hạng mục hàng đầu(Top Categories): Khi đăng ký Facebook, người dùng có khai một số sở thích. Facebook sẽ ghi nhớ những thông tin này. Khi bạn bấm vào mục Top Categories của tab “Lượt thích trang” thì bạn sẽ nhận được bảng thống kê top các trang được like nhiều nhất bởi những đối tượng mà bạn đã chọn.
Một chỉ số quan trọng nữa chính là Mức độ liên quan. Facebook định nghĩa Mức độ liên quan là “các Trang có nhiều khả năng phù hợp nhất với khán giả của bạn dựa trên sở thích, kích thước Trang và số lượng người trong đối tượng của bạn đã thích Trang đó”
Trong tab Vị trí, bạn sẽ biết được về các thông tin như thành phố, quốc gia, ngôn ngữ mẹ đẻ của các đối tượng được lựa chọn.
Tab “Hoạt động” cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về hoạt động và hành vi của người dùng của những đối tượng đã được lựa chọn. Chúng được hiển thị thành hai phần: Tần suất hoạt động và Người dùng thiết bị.
Tần suất Hoạt động cho biết chỉ số trung bình của các nhận xét được thực hiện, các bài đăng được thích, các bài đăng được chia sẻ, các khuyến mại được đổi và các quảng cáo được nhấp trong 30 ngày qua.
Phần người dùng thiết bị có 2 tùy chọn. Đó là “Tất cả các thiết bị được sử dụng” và” Thiết bị được sử dụng chính”. Nhờ đó, bạn sẽ biết được người dùng sử dụng Facebook trên loại thiết bị nào nhiều nhất.
Bạn có thể phân chia đối tượng mục tiêu của mình khi tạo quảng cáo trên thiết bị di động, máy tính bàn hoặc những nền tảng khác.
Do đó, thu thập dữ liệu về Hoạt động là rất quan trọng cho những chiến dịch quảng cáo của bạn. Nó sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí chạy quảng cáo trên Facebook của mình.
Một trong những việc cần thực hiện trước khi chạy chiến dịch quảng cáo chính là phân tích đối thủ để biết được họ đã và đang làm gì cũng như những gì họ đang thiếu sót.
Thế nhưng làm sao để biết được fanpage của đối thủ nào đang hoạt động hiệu quả, có sự tương tác tốt.
Facebook Audience Insights sẽ giải quyết giúp bạn khó khăn nêu trên.
Trước tiên, bạn truy cập vào tab Lượt thích trang. Ở tab này sẽ có 2 phần: Hạng mục hàng đầu và Lượt thích trang.
Khi có được danh sách các fanpage mà các đối tượng của bạn đã like. Bạn hãy lọc tìm những fanpage nào gần kề với sản phẩm, dịch vụ của mình. Sau đó, hãy xem lượng tương tác của nó nhé. Hãy lưu lại dữ liệu và nghiên cứu kỹ về những trang đó
Lưu ý: Bạn cũng có thể dựa vào các page đó để tìm ra những page tương tự trong phần gợi ý target nếu như bạn cảm thấy page ban đầu mà bạn tìm được không thực sự hiệu quả như bạn mong đợi.
Theo nhân khẩu học
Dữ liệu từ tab nhân khẩu học sẽ giúp bạn biết được tỷ lệ nam nữ, các độ tuổi, tình trạng hôn nhân, chức danh công việc,… Sau khi có được các chỉ số này, bạn cứ việc tập trung vào giới tính, nhóm tuổi, loại công việc,… có nhiều đối tượng mục tiêu.
Vị trí
Xác định được vị trí mà khách hàng tiềm năng của mình đang sinh sống sẽ giúp quảng cáo của bạn đến đúng mục tiêu và hiệu quả hơn.
Hoạt động
Bạn chỉ cần lưu ý đến việc người xem mục tiêu của bạn đang sử dụng Facebook trên loại thiết bị nào. Từ đó tạo ra những loại quảng cáo phù hợp cho các loại thiết bị đó như:
Năm 2020, có đến 98% người dùng truy cập Facebook bằng smartphone hoặc máy tính bảng. Vì thế tìm hiểu Facebook Lead Ads là gì, giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo trên thiết bị di động.
Sau khi đã có danh sách các fanpage đối thủ hoạt động hiệu quả và có sự tương tác tốt. Bạn bắt đầu phân tích chúng theo các khía cạnh sau:
Hãy so sánh fanpage của bạn và của đối thủ để thấy được những gì họ đã và chưa làm được, những gì bạn đã và chưa làm được. Từ đó, bạn sẽ đúc kết được những hướng đi chính xác cho trang của mình.
Bạn có thể tìm được một số trang có lượng tương tác tốt và cùng chủ đề với trang của bạn trong Facebook Audience Insight. Thế nhưng, bạn lại không thể học hỏi được gì từ những trang mà bạn vừa tìm được.
Lúc này bạn bắt đầu thấy rối và mất phương hướng.
Đừng lo lắng gì vì chúng tôi đã tìm ra giải pháp cho tình huống này. Trong trường hợp như trên, bạn có thể sử dụng những trang đã có được để tìm ra những trang tương tự với nó.
Quy trình thực hiện như sau:
Nhấp vào link https://findmyfbid.com/. Sau đó nhập URL của trang đó vào ô, rồi nhấp Find numeric ID. Bạn phải kiểm tra để lấy id fanpage nhé.
Bạn sử dụng câu lệnh: https://www.facebook.com/pages/?similar=idpage trên trình duyệt. Lưu ý, thay idpage thành id fanpage mà bạn đã tìm được ở bước a, bấm enter. Kết quả là bạn sẽ có được danh sách các trang tương tự như fanpage của bạn.
Những thông tin có được từ công cụ Facebook Audience Insights chưa hẳn là chính xác tuyệt đối. Do đó, bạn sẽ phải thử nghiệm một vài quảng cáo dựa trên các dữ liệu thu thập được để đo độ chính xác của nó.
Tốt hơn hết, bạn nên áp dụng những nguyên tắc dưới đây để giúp việc phân tích đi đúng hướng.
Nhiều người thực hiện phân tích người dùng Facebook nhắm đến hàng triệu người. Đây là một con số quá lớn và thường kết quả thu được sẽ không có độ chính xác cao.
Ví dụ như khi bạn triển khai một chương trình bán hàng cho fanpage của một nhà hàng địa phương. Bạn phân tích 200 triệu người dùng Facebook đủ điều kiện để xem quảng cáo của bạn. Vậy liệu có cần thiết phải phân tích đến 200 triệu người đến từ nhiều nơi trên thế giới. Điều này chỉ khiến bạn tốn thời gian mà chẳng nhận được kết quả gì.
Những gì bạn cần làm chính là điều chỉnh số lượng người dùng bằng cách lọc thêm các thông tin về vị trí, món ăn yêu thích, độ tuổi,…
Trong tab Lượt thích trang sẽ có danh sách các doanh nghiệp có liên quan đến những gì mà bạn đang tìm kiếm. Hơn một nửa trong số đó thực sự phù hợp với fanpage của bạn.
Bên cạnh đó, để có thể nhận được kết quả chính xác hơn, bạn tiếp tục lọc thêm sở thích và độ tuổi.
Trong tab Lượt thích trang, bạn sẽ thấy được điểm Affinity (hệ thống điểm dựa trên sự thân thiện, gần gũi của fanpage đối với một đối tượng nào đó)
Điểm affinity này được tính bằng hàng nghìn. Những fanpage phía bên trái chính là những trang có liên quan đến doanh nghiệp của bạn dựa trên độ tuổi, vị trí và sở thích mà bạn lọc trước đó. Cột bên trái điểm Affinity thể hiện số lượng người dùng hoạt động hàng tháng trên từng trang.
Bạn hãy vào trang của của từng fanpage (có liên quan đến doanh nghiệp của bạn). Sau đó, hãy thống kê số lượng bình luận, chia sẻ và like.
Nếu có rất ít comment, like và share thì chứng tỏ các đối tượng không còn tương tác với trang này nữa. Nhưng nếu trang đó vẫn hoạt động hiệu quả, thu hút được nhiều người tương tác. Thì bạn vẫn sẽ biết được khán giả mục tiêu của bạn thích những loại nội dung và loại bài đăng như thế nào.
Fanpage không có nhiều lượt tương tác, không ai biết đến thật sự là điều không một ai mong muốn. Vì vậy đừng chỉ ngồi đợi, hay mau chóng tìm cách tăng tương tác cho Fanpage của doanh nghiệp mình. Chẳng hạn như tổ chức Minigame Facebook, chương trình khuyến mãi,….
Audience Insights là công cụ được Facebook tạo ra nhằm giúp marketer có thể khai thác dữ liệu và chạy quảng cáo tốt hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm thêm nhiều công cụ khác giúp cho việc tối ưu kế hoạch marketing hiệu quả hơn.
Trong bài viết này, tôi đã chia sẻ thông tin về Audience insight là gì cũng như cách sử dụng Audience Insights để tối ưu chiến dịch Marketing Facebook của bạn.
Và nếu bạn đang tìm một Agency cung cấp dịch vụ Marketing Online trọn gói bao gồm Content Marketing, SEO & dịch vụ quảng cáo Facebook giá rẻ… và cam kết tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng thì FIEX Marketing có thể là đơn vị phù hợp nhất.
Giải pháp Marketing Online – Tối ưu Experience Marketing của FIEX với kim chỉ nam “Đặt khách hàng làm trọng tâm” sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu doanh thu vượt trội.
Nguồn tham khảo:
Tôi là Thanh, hiện nay đang đảm nhận vị trí Paid Media Manager tại FIEX Marketing. Với 3 năm kinh nghiệm trong Paid Media, nhiệm vụ của tôi chính là giúp các khách hàng phát triển chiến lược Digital của họ bằng các kênh quảng cáo có trả phí như Google Ads, Facebook Ads, Social Media Ads,... Từ đó, giúp khách hàng tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược kĩ thuật số hiệu quả.