Khái niệm Marketing Mix chắc sẽ không xa lạ nếu bạn là chủ doanh nghiệp bán hàng hoặc người hoạt động trong ngành Marketing.
Các mô hình Marketing hỗn hợp không chỉ là thứ mà bạn chỉ cần biết, nó là thứ bạn nên tích cực sử dụng trong hoạt động Marketing của mình.
Nhưng bạn đã hiểu rõ về Marketing là gì và Marketing Mix là gì hay chưa?
Bạn có muốn biết thêm về cách phân biệt các mô hình 4P, 4C và 7P marketing và thông tin chi tiết của các mô hình này?
Hãy cùng tôi tìm hiểu về Marketing hỗn hợp, các mô hình tiêu biểu của nó và cách áp dụng 7P trong Marketing ở bài viết sau nhé.
Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) đơn giản là những công cụ mà một doanh nghiệp sử dụng kết hợp để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình trên thị trường.
Marketing hỗn hợp được chia thành 4 chữ P của marketing đó là:
Marketing Mix là một cách tốt để các doanh nghiệp có thể xác định những thứ cần làm để marketing hiệu quả – là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Nó đặc biệt hữu ích trong quá trình lập kế hoạch chiến lược. Marketing Mix giúp hoạt động tiếp thị của bạn hiệu quả hơn nhờ vào việc chia nhỏ các khía cạnh và xác định các yếu tố marketing.
Năm 1981, Bernard H. Booms và Mary J. Bitner đã mở rộng mô hình 4sP của McCarthy thành hỗn hợp tiếp thị 7Ps mà chúng ta biết ngày nay với 3 P bổ sung là People, Process và Physical evidence:
Mô hình 7 P – Nguồn: Hurree
Mô hình 7P marketing được tạo ra để phản ánh sự xuất hiện của các doanh nghiệp định hướng dịch vụ, nơi “Product” có thể là hữu hình hoặc vô hình (dịch vụ).
Mô hình marketing 7P là một khuôn khổ được thiết kế giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh.
Về lý thuyết, một doanh nghiệp mới hoàn toàn có thể sử dụng mô hình 7P marketing để vạch ra một chiến lược từ A đến Z.
Mô hình mở rộng cũng làm tăng sự chú trọng vào khách hàng, do sức mạnh của người tiêu dùng gia tăng và sự cạnh tranh trong mọi ngành.
Giống như mô hình tiền nhiệm của nó, 7P đã thích ứng với sự phát triển của xu hướng tiêu dùng và công nghệ mới.
4P ban đầu ra đời khi E. Jerome McCarthy đặt nền móng trong cuốn Marketing: A Managerial Approach (1960) cùng khái niệm Marketing Mix, chủ yếu ứng cho các doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm vật chất chiếm số đông lúc bấy giờ.
Sau đó, khái niệm Marketing Mix một lần nữa được cập nhật vào những năm 1980 khi các doanh nghiệp hướng sang kinh doanh dịch vụ.
Smart Insights cũng giải thích: “4P được thiết kế vào thời điểm mà các doanh nghiệp chủ yếu bán sản phẩm hơn là các dịch vụ. Và vai trò của chăm sóc khách hàng trong việc giúp thương hiệu phát triển cũng chưa được nhiều người biết đến”.
Trong cuốn sách Digital Marketing: Strategy, Implementation and Practice của mình, Dave Chaffey đã làm mới mô hình 7P, áp dụng nó cho thời đại kỹ thuật số hiện đại
Nguồn: Digital Marketing: Strategy, Implementation and Practice, Dave Chaffey
Một số nhà tiếp thị cho rằng mô hình 7P đã lỗi thời, tuy nhiên thực tế cho thấy nó vẫn là “xương sống” cho các mô hình kinh doanh và lý thuyết Marketing.
4Ps hay 7Ps vẫn tồn tại như các thành phần chính của mô hình 7P. Khi thị trường kinh doanh và thị trường tiêu dùng phát triển, việc áp dụng Marketing Mix cũng được biến đổi để thích ứng.
Bây giờ bạn đã hiểu cơ bản về Marketing Mix, hãy cùng xem xét kỹ hơn cách áp dụng mô hình 7P vào Digital Marketing nhé.
Chữ P đầu tiên trong mô hình marketing 7P là “Product – Sản phẩm”. Sản phẩm chính là nơi bắt đầu của Marketing, vì thế nó cũng được xem như là chữ P đầu tiên trong tất cả các phiên bản Marketing Mix khác.
Nếu sản phẩm của bạn không có ưu điểm, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thị.
Các yếu tố chính của ”Product” trong Marketing Mix của bạn có thể khác nhau – tùy thuộc vào thị trường bạn đang nhắm tới và đối tượng mục tiêu của bạn là ai. Tuy nhiên, ít nhất bạn phải đầu tư nguồn lực vào những việc sau:
Ở đây, sản phẩm/ dịch vụ của bạn chính là tâm điểm của các chiến lược Marketing. Bạn sẽ cần làm mọi thứ để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Về khía cạnh xây dựng thương hiệu, các chiến lược Marketing sẽ thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp.
Các công ty như Apple và Nike thường đầu tư nguồn lực khổng lồ vào việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của họ (không chỉ riêng tên thương hiệu). Trong khi đó các công ty như Google, Amazon hay Intel chú trọng nhiều hơn vào việc thâm nhập thị trường.
Promotion đề cập đến các hoạt động tiếp thị, quảng cáo và bán hàng của bạn trên tất cả các kênh. Tất nhiên, các kênh bạn lựa chọn sẽ khác nhau tùy thuộc vào bản chất doanh nghiệp và ngành hàng.
Ví dụ: Một công ty B2C có thể ưu tiên tiếp thị dựa trên tài khoản (ABM – Account Based Marketing), trong khi đó một công ty B2C khác cùng ngành cũng có thể sử dụng các phương pháp tiếp thị trực tiếp.
Quan trọng là bạn cần phải nâng cao sự hiện diện của doanh nghiệp tại những nơi mà đối tượng mục tiêu của bạn thường xuất hiện (dù là online hay offline).
Với sự phát triển nhanh chóng của tiếp thị đa kênh (Multi-channel Marketing), mô hình 7P marketing có thể có một chút lỗi thời khi đưa vào áp dụng thực tế.
Bạn có thể tham khảo một số yếu tố chính dành cho Digital Marketing dưới đây để thêm vào kế hoạch tiếp thị của mình:
Để có thể kiểm soát tốt khối lượng công việc Digital Marketing mà không để tình trạng quá tải xảy ra, bạn cần nên biết thật rõ Digital Marketing bao gồm những gì.
Không thể phủ nhận rằng khía cạnh “Promotion” của 7P ngày càng trở nên thách thức hơn sau mỗi năm. Xu hướng công nghệ và thói quen của người dùng thay đổi theo từng giai đoạn yêu cầu các doanh nghiệp làm tiếp thị phải trở nên linh hoạt hơn.
Thời điểm mà chúng ta chỉ cần chạy quảng cáo trên TV và gửi email Marketing đã lỗi thời, các thương hiệu ngày nay cần thay đổi cách tiếp thị.
Bằng việc sử dụng phần mềm bán hàng, xây dựng chiến dịch Marketing phù hợp và đặc biệt là tập trung nghiên cứu Insight khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tối đa hóa năng suất, tự động hóa các tác vụ trùng lặp và đưa sản phẩm lên các kênh có khách hàng tiềm năng.
Việc nghiên cứu Insight khách hàng cực kì quan trọng. Nó giúp ta xác định được đối tượng mục tiêu, thói quen, hành vi mua hàng họ,… từ đó xây dựng được chiến lược sản phẩm, marketing phù hợp. Nếu bạn chưa rõ có thể tham khảo bài viết Insight là gì.
Giá cả đóng một vai trò quan trọng trong quyết định chi tiền của khách hàng.
Dưới đây là danh sách một số điều bạn cần xem xét:
Giá trị là thứ mang tính chủ quan cao và mức độ hạnh phúc của khách hàng khi mua hàng được xác định bởi cảm xúc nhiều hơn là logic.
Bạn có thể tác động đến nhận thức của người tiêu dùng bằng các kỹ thuật tâm lý đơn giản.
Một ví dụ phổ biến về điều này là các trang/ ứng dụng yêu cầu thanh toán thường đặt giá đắt nhất phía bên trái của trang hiển thị.
Họ đã khai thác một điểm yếu về nhận thức và sử dụng hiệu ứng mỏ neo (Anchoring Effect) để khách hàng tiềm năng thấy mức giá thấp hơn là một giá trị tốt (tạo ra tâm lý nên mua)
Place là chữ P cuối cùng trong mô hình 4P. “Place” ban đầu dùng để chỉ các địa điểm mà khách hàng đến mua sản phẩm.
Tất nhiên, trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, mọi thứ trở nên phức tạp hơn một chút. Khái niệm “Place” được mở rộng, bao gồm các địa điểm cả offline và online mà đối tượng mục tiêu và khách hàng của bạn tiếp xúc:
Place trong thời đại sử dụng Digital Marketing đề cập đến tất cả các địa điểm mà khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của bạn (cả trước, trong và sau khi bán hàng).
Quan trọng là bạn cần kiểm soát những địa điểm này. Hãy bắt đầu bằng việc chọn các kênh khám phá phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng mới.
Sau đó tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển sự tin tưởng với khách hàng trong quá trình tiến tới bán hàng (với các tương tác có mục đích nhắm mục tiêu).
Trong phương pháp Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bạn có thể nhận định “People” chỉ đối tượng mục tiêu, tính cách người mua và khách hàng.
Tuy nhiên trong thực tế, ban đầu “People” trong 7P marketing dùng để đề cập đến các thành viên của doanh nghiệp, những cá nhân tương tác với khách hàng (cả gián tiếp và trực tiếp):
Process đề cập đến các quy trình mà bạn dùng để cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng (bao gồm cả các dịch vụ hậu mãi).
Tối thiểu bạn cần có 8 nội dung sau trong quy trình:
Bạn cần phải xây dựng “Process” một cách cẩn thận và có chiến lược, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất.
Khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn vì thế các doanh nghiệp hiện đại cần đáp ứng những kỳ vọng này – từ phương thức giao hàng, tùy chọn thanh toán đến các kênh dịch vụ khách hàng.
Hãy khiến các quy trình của mình hoạt động hiệu quả nhé.
Chữ P cuối cùng của mô hình marketing 7P là viết tắt của Physical evidence – Bằng chứng thực tế.
Physical Evidence dùng để chỉ các mặt hàng vật chất thực tế và các hình thức tương tác như: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì,..và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.
Tất nhiên, đây là khái niệm cũ, ở thời đại kỹ thuật số ngày nay khái niệm này cần được xem xét lại. (Ví dụ như email xác nhận hiện tại được xem như bằng chứng thực tế)
Vậy bằng chứng thực tế này dùng để làm gì?
Đầu tiên, nó giúp khách hàng tin tưởng vào nhãn hàng hơn. Họ sẽ cảm nhận được rằng mình đang giao dịch với một doanh nghiệp hợp pháp.
Thứ hai, Physical evidence cung cấp cho khách hàng bằng chứng rằng giao dịch đã diễn ra, khoản thanh toán của họ đã được nhận và sản phẩm hoặc dịch vụ của họ sẽ được chuyển giao.
Physical evidence được dùng chủ yếu nhằm xoa dịu mối quan tâm của người tiêu dùng. Giúp họ thêm tin tưởng sản phẩm, doanh nghiệp của bạn.
Góp phần trấn an khách hàng tiềm năng rằng doanh nghiệp của bạn là hợp pháp và việc mua hàng sẽ diễn ra suôn sẻ.
Không có cái gọi là mô hình marketing hoàn hảo – 7P Marketing cũng vậy.
Trên thực tế, có nhiều phiên bản khác nhau của 7P trong Marketing, ở một số phiên bản sẽ thêm vào yếu tố thứ 8. Tùy thuộc vào thị trường kinh doanh mà chữ P thứ 8 này sẽ có thay đổi.
Smart Insights có đưa ra giải thích về “Chữ P thứ tám”, cụ thể là “Partner – Đối tác” thường được khuyến nghị dùng cho các doanh nghiệp có mục đích đạt được phạm vi tiếp cận trực tuyến. Nhưng nhiều người cũng cho rằng “Partner” thuộc về yếu tố “Place”.
Các hình thức khác của “chữ P số 8” có thể kể đến như: Performance – hiệu suất, Productivity – năng suất, Packaging – Bao bì, đóng gói,..
Việc xuất hiện một chữ P khác trong mô hình 7P marketing cho thấy sự hạn chế của mô hình này.
Cả 4P và 7P đều được cho là thiếu tham chiếu đến khách hàng. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách đưa khách hàng vào yếu tố “People” và thêm nghiên cứu thị trường đưa vào yếu tố “Product”.
Mô hình 7P Marketing không phải là khuôn khổ mà bạn nhất định phải tuân theo khi tiến hành Marketing.
Đây chỉ là một mẫu sẵn để bạn tham khảo, xây dựng và phát triển kế hoạch của mình. Mô hình marketing 7P sẽ giúp cho bạn xem xét mọi khía cạnh tiếp thị, bạn có thể điều chỉnh để nó phù hợp hơn với doanh nghiệp, đối tượng mục tiêu và khách hàng của mình.
Bạn có thể giữ nguyên 7P hoặc mở rộng hơn bằng việc thêm mô hình 4C hoặc tạo ra phiên bản Marketing Mix của riêng mình.
Lưu ý: Hãy đảm bảo rằng bạn có đầy đủ các yếu tố cơ bản trong chiến lược của mình nhé!
Nếu bạn muốn có một chiến lược Marketing hoàn hảo và hiệu quả hơn nữa thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn Marketing tổng thể trong ngành.
Mô hình Marketing Mix 4C được phát triển bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990. Nó được xem như một bản sửa đổi của mô hình 4P. 4C không phải là mô hình cơ bản của marketing, nó là mô hình mở rộng.
Mô hình 4C đem lại một giải pháp thay thế, nó lấy khách hàng làm trung tâm hơn so với mô hình 4P truyền thống.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ xem xét khía cạnh khách hàng, bạn có thể dễ dàng bỏ qua các khía cạnh khác ví dụ như quản lý kinh doanh. Việc quá chú tâm vào chăm sóc khách hàng sẽ khiến bạn tạo ra một hệ thống có thể gây tổn hại cho lợi nhuận của mình.
Vì thế, cho dù bạn đang sử dụng mô hình 4P, 7P hay 4C, kế hoạch Marketing Mix của bạn vẫn là phần quan trọng nhất.
Hãy đảm bảo kế hoạch của bạn cân bằng giữa lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng, sự công nhận thương hiệu và tình trạng sẵn có của sản phẩm của mình nhé.
Để mang lại doanh số bán hàng sớm và xây dựng cơ sở khách hàng, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần suy nghĩ đến việc sử dụng Marketing Mix.
Điều đầu tiên bạn cần làm là xác định khách hàng mục tiêu. Khi bạn đã biết khách hàng mình là ai, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu mối quan hệ của họ với doanh nghiệp mình.
Tiếp theo, hãy xác định mục tiêu về bán hàng, tăng trưởng và ngân sách marketing. Sau đó, chọn một chiến thuật marketing giúp bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu và đạt được những mục tiêu đó.
Ví dụ: Đặt trường hợp bạn cần 25 khách hàng tiềm năng để bán được một sản phẩm. Mục tiêu của bạn là bán 1.000 sp/tháng, vậy bạn cần 25.000 khách hàng tiềm năng mới. Bạn biết rằng khách hàng mục tiêu của mình đọc và tin tưởng hai trang web khác nhau, một trang có 25.000 khách truy cập mỗi tháng và một trang có một triệu khách truy cập mỗi tháng.
Trang web chỉ có 25.000 khách truy cập mỗi tháng sẽ ít tốn kém hơn nhiều để quảng cáo trên đó, nhưng không chắc rằng tất cả 25.000 khách truy cập sẽ trở thành khách hàng tiềm năng mới. Do đó, trang web có một triệu người truy cập hàng tháng là cách sử dụng ngân sách quảng cáo của bạn tốt hơn (dù cho nó đắt hơn).
Bằng cách xử lý các yếu tố riêng lẻ bằng Marketing mix, bạn sẽ có thể tạo ra một chiến lược tiếp cận người tiêu dùng để bán hàng và phát triển doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả hơn.
Như vậy các bạn đã vừa tìm hiểu qua Marketing Mix và các mô hình tiêu biểu: 4P, 4C và 7P. Trong thời buổi kỹ thuật số hiện nay, mô hình marketing 7P vẫn có thể áp dụng được cho các doanh nghiệp sử dụng Digital Marketing.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu rõ về mô hình 7P Marketing này cũng như nắm chắc các yếu tố thay đổi, bổ sung để áp dụng có hiệu quả hơn với kinh doanh thực tế hiện đại.
Hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi của mình, chúc các bạn thành công.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo dịch vụ Marketing thuê ngoài tại FIEX Marketing. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi đều là những chuyên gia Marketing chuyên nghiệp, có kinh nghiệm triển khai hàng chục dự án lớn nhỏ khác nhau.
Bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn dịch vụ Marketing phù hợp cho từng lĩnh vực và được FIEX Marketing lên kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết.
Tôi là Hồ Kim Thu, hiện là CEO của FIEX. Với hơn 7+ năm theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu và thực chiến trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp SMBs của Việt Nam có được một bộ máy Marketing ổn định, bền vững phát triển doanh thu và khách hàng cho chính họ. Với kiến thức và kinh nghiệm lên chiến lược Marketing Online tổng thể, tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho cộng đồng marketer Việt Nam.