Giới thiệu tính năng Optimized Targeting trong Google Ads 2023

Optimized Targeting: Tính năng Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa trong Google Ads

Giờ đây chúng ta không còn phải phụ thuộc vào từ khóa tìm kiếm để mang lại Lượng truy cập có trả phí nữa. 

Thay vào đó, Google đang thực hiện những update mới trong việc nhắm mục tiêu theo đối tượng để đáp ứng sự thay đổi đối với dữ liệu cookie của bên thứ ba trong tương lai gần. 

Update mới nhất kể từ tháng 7/2021, Google Ads cho ra mắt tính năng Optimized Targeting (hay Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa). 

Đây là tùy chọn nhắm mục tiêu phân nhánh được áp dụng tự động giúp các Nhà Quảng cáo nâng cấp việc nhắm mục tiêu theo đối tượng hoặc nhân khẩu học trong chiến dịch Hiển thị, Khám phá và chiến dịch Video.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về tính năng Optimized Targeting dựa trên những câu hỏi sau đây:

  1. Optimized Targeting trong Google Ads là gì?
  2. Tính năng này hoạt động như thế nào?
  3. Khi nào bạn nên sử dụng tính năng Optimized Targeting?

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn rằng liệu Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa có phải là tính năng bạn muốn áp dụng cho chiến dịch Hiển thị, Khám phá hoặc Video của mình hay không?

Cùng bắt đầu nhé!

1. Optimized Targeting trong Google Ads là gì?

Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa (Optimized Targeting) là một tính năng vừa được Google công bố và đang triển khai từng bước. Nó cho phép nhà Quảng cáo tiếp cận những người ngoài đối tượng nhắm mục tiêu

Những lợi ích khi sử dụng tính năng này gồm:

  • Đơn giản hóa việc nhắm mục tiêu và tối ưu hóa đối tượng.
  • Hoạt động xuyên suốt trên nhiều nền tảng và nhiều loại đối tượng khác nhau.
  • Tạo ra nhiều cơ hội để mở rộng phạm vi tiếp cận của quảng cáo.

Hiện đa số tài khoản vẫn chưa có tính năng này, nhưng cũng đừng lo lắng nhé! Google Ads sẽ update nhanh chóng thôi.

Optimized Targeting giúp nhận diện và tiếp cận đúng đối tượng

Tính năng Optimized Targeting của quảng cáo Google Ads có thể nhận diện và tiếp cận những đối tượng mà bạn bỏ lỡ thông qua việc xem xét các chỉ số như Từ khóa trên các nội dung media như banner, logo, videos,… hoặc trang đích, kết hợp với các mục tiêu thủ công sẵn có. 

Với Machine Learning (Ứng dụng công nghệ máy học), Optimized Targeting tiếp cận các tệp kết hợp nhân khẩu học mới dựa trên độ tuổi, vị trí và sở thích mà chiến dịch của bạn có thể hiển thị đến giúp bạn tối ưu được hiệu quả chiến dịch của mình.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các tín hiệu kể trên cho 3 chiến dịch được Google “khuyên dùng” với tính năng Optimized Targeting này như sau:

Thế nhưng những tiêu chí nào có thể kết hợp để tạo nên hiệu quả quảng cáo tối ưu nhất?

Bạn có thể kết hợp các tiêu chí phù hợp với chiến dịch của mình trước. Sau đó, tính năng Optimized Targeting sẽ tập trung phân tích chất lượng traffic, và nếu nó xác định được một số loại traffic có khả năng tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt, tính năng này sẽ chủ động hạn chế hoặc ngừng tiếp cận các tín hiệu traffic từ các tiêu chí yếu hơn (thường phải làm thủ công).

Tạo ra nhiều chuyển đổi hơn là mục tiêu cuối cùng của tính năng này.

2. Tính năng Optimized Targeting hoạt động như thế nào?

Tính năng Optimized Targeting phù hợp cho các chiến dịch:

  • Chiến dịch Hiển thị (Display)
  • Chiến dịch Khám phá (Discovery)
  • Chiến dịch Video sử dụng mục tiêu Doanh thu, Leads, Lưu lượng truy cập đến website

Các hình thức quảng cáo Google có thể bạn chưa biết:

Một khi tính năng này được triển khai, bạn sẽ dễ dàng thấy được chỉ số hiệu suất hiển thị ngay phần Tổng cộng (Totals) ở dưới cùng của chế độ xem Đối tượng hoặc Từ khóa trên các chiến dịch. 

Cách xem chỉ số hiệu suất Optimized Targeting

Điều này nghĩa là – ngoài đối tượng mà bạn đang nhắm mục tiêu tới, bạn sẽ thu hút được thêm số lần hiển thị, clicks thậm chí là chuyển đổi từ những đối tượng nằm bên-ngoài-các-chỉ-số-mục-tiêu của mình!

Dựa trên tín hiệu từ thiết lập của bạn và phân tích từ dữ liệu chuyển đổi thời gian thực (real-time), Optimized Targeting sẽ tìm kiếm chuyển đổi bổ sung thông qua việc nhắm mục tiêu tới các đối tượng mà thuật toán của nó cho là có khả năng chuyển đổi nhất, . 

Ví dụ như nó xem xét những người đã chuyển đổi gần đây đang tìm kiếm điều gì/ thứ gì.

Khoan, nghe có vẻ giống với Mở rộng đối tượng (Audience Expansion) nhỉ? Cùng xem giải thích bên dưới nào!

Minh họa sự khác biệt giữa Optimized Targeting và Audience Expansion

Optimized Targeting thoạt nghe có vẻ rất giống với Audience Expansion được Google triển khai vào năm 2019.

Đúng! Cả 2 đều là tìm kiếm cơ hội chuyển đổi bổ sung nhưng theo những cách khác nhau:

  • Audience Expansion – Tính năng Mở rộng đối tượng sẽ tìm các phân khúc đối tượng có hoạt động tương tự tệp mà bạn đã chọn, ngay khi bạn bắt đầu lựa chọn đối tượng – giống như phương pháp sử dụng tệp Lookalike. 

Vậy nên tính năng này rất hiệu quả nếu chúng ta “có tay nghề” trong việc lựa chọn đối tượng mục tiêu. Nhưng sẽ khó có được doanh thu từ những đối tượng mà chúng ta đã bỏ qua vì sự khác nhau trong mục tiêu.

  • Optimized Targeting thì ngược lại, nó không bắt đầu từ việc mình nhắm mục tiêu mà sẽ đi từ kết quả báo cáo

Cụ thể, khi nhận được các lượt chuyển đổi đầu tiên, Google sẽ phân tích các tiêu chí của đối tượng chuyển đổi này. Khi tìm được sự giống nhau, như loại tìm kiếm nào có nhiều chuyển đổi gần đây, hệ thống sẽ tự động phân bổ quảng cáo tới những người dùng có cùng những hành vi đó. 

Hay nói một cách dễ hiểu hơn…

Optimized Targeting giúp tìm những đối tượng nằm ngoài phạm vi được nhắm mục tiêu có hành vi tương tự với hành vi của những người dùng đã chuyển đổi (dựa trên dữ liệu thời gian thực).

So sánh chi tiết giữa Audience Expansion với Optimized Targeting

Mặc dù Optimized Targeting mang lại hiệu quả chính xác hơn nhưng tính năng này lại khó để kiểm soát khả năng tiếp cận như cách mà Mở rộng đối tượng đang làm được.

Điều chỉnh phạm vi tiếp cận mở rộng nhắm mục tiêu

3. Khi nào bạn nên sử dụng tính năng Optimized Targeting?

Khi nào nên Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa?

Nếu bạn cảm thấy các phương pháp nhắm mục tiêu hiện tại không mang lại nhiều hiệu quả thì Optimized Targeting có thể là tính năng hỗ trợ tuyệt vời. 

Dưới đây là một số tình huống mà bạn có thể áp dụng Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa:

  • Không có kết quả tích cực khi sử dụng tính năng Mở rộng đối tượng.
  • Kết quả từ các phương pháp nhắm mục tiêu hiện tại quá chậm hoặc bạn đang triển khai trên một nhóm đối tượng quá nhỏ.
  • Bạn đang muốn mở rộng chiến dịch Hiển thị, Khám phá hay Video.
  • Bạn muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi mà không cần phải tăng giá thầu, chi phí chuyển đổi hay ngân sách.
  • Bạn muốn có được khách hàng mới hay xác định đối tượng mới tiếp cận chiến dịch Quảng cáo.
  • Bạn muốn chiến dịch của mình đáp ứng được những đối tượng tương tự có khả năng chuyển đổi nhất.
  • Bạn muốn nhận diện khách hàng mới đang tương tác tốt với quảng cáo của mình.

Nếu bạn không nằm trong bất kỳ tình huống nào bên trên thì cũng đừng lo! Bạn có thể tùy chọn tắt đi tính năng Optimized Targeting bất kỳ lúc nào. 

Tính năng Nhắm mục tiêu được tối ưu hóa cho phép tùy chọn

4. Liệu Optimized Targeting có phải là sự lựa chọn đúng đắn cho chiến dịch của bạn?

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên, hãy đánh giá về mối quan hệ giữa chuyển đổi của website và doanh số bán hàng. 

Nếu thời gian chuyển đổi của web lâu hơn so với bán hàng thì việc quá tập trung vào tối ưu chuyển đổi  không mang lại nhiều giá trị. Vì không phải lúc nào leads tăng thì doanh số cũng tăng. 

Đầu tư chi phí và thời gian vào nơi mang lại doanh thu tốt nhất mới chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Còn nếu website sở hữu lượng truy cập khá ổn, bạn quyết định mở rộng đối tượng và tối ưu cho chuyển đổi, đừng quên kiểm tra thường xuyên liệu tệp khách hàng này đang hoặc có tạo ra chuyển đổi hay không? Có nhiều hay không, trước khi đưa ra quyết định nhé.

Thứ 2, hãy luôn nhớ rằng: Không phải chuyển đổi nào cũng có giá trị bằng nhau!

Độ chính xác của thuật toán Optimized Targeting và mức độ liên quan của những đối tượng mà nó tối ưu phụ thuộc vào chất lượng chuyển đổi theo dõi được (Conversions Tracking)

Thuật toán có thể nghĩ rằng nó đang hoạt động để tạo ra đối tượng mục tiêu mở rộng, nhưng thực tế, đối tượng mục tiêu lại không mang lại chuyển đổi sinh ra lãng phí. Do đó, việc kiểm tra hiệu suất, chi phí và leads thu được là cực kỳ quan trọng

Theo dõi thường xuyên giúp tối ưu hiệu suất tốt hơn

Để đánh giá hiệu suất của 1 chiến dịch sử dụng Optimized Targeting, Google khuyên chúng ta nên đợi cho đến khi chiến dịch mới có 50 lượt chuyển đổi hoặc thời gian tối thiểu 2 tuần. Đối với các chiến dịch có sẵn cũng tối thiểu là 2 tuần nhé!

Với tính năng mới kết hợp với những hiệu quả được Google chứng minh sẽ giúp nhà quảng cáo tiếp cận tốt hơn tới những khách hàng tiềm năng, Optimized Targeting sẽ là một tính năng không thể bỏ qua trong thời gian sắp tới. 

Hơn thế nữa, theo bà Allison Donnelly từ Workshop Digital thì:

Những tính năng tùy chọn lúc này có thể sẽ không còn là tùy chọn trong tương lai, một khi Google có đủ dữ liệu để đảm bảo công nghệ mới mang lại lợi ích cho họ trên toàn diện. 

Allison Donnelly – Trưởng phòng Paid Media tại Workshop Digital

Có nghĩa rằng nếu Optimized Targeting có thể chứng minh mình là một tính năng hữu ích thì việc trở thành tính năng cố định chỉ là vấn đề thời gian. Chúng ta hãy cùng chờ xem! 😉

Nếu bạn có thắc mắc về bài viết này hoặc cách tối ưu các chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả thì đừng quên like và inbox Fanpage nhé. Tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn một cách chi tiết. 

Chúc bạn thành công!

Thu hút nhiều khách hàng hơn bằng Dịch vụ Quảng cáo Google giá rẻ và uy tín tại FIEX Marketing.
👉 Bắt đầu với ngân sách chỉ từ 15 triệu. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia FIEX.

Thanh Võ

Tôi là Thanh, hiện nay đang đảm nhận vị trí Paid Media Manager tại FIEX Marketing. Với 3 năm kinh nghiệm trong Paid Media, nhiệm vụ của tôi chính là giúp các khách hàng phát triển chiến lược Digital của họ bằng các kênh quảng cáo có trả phí như Google Ads, Facebook Ads, Social Media Ads,... Từ đó, giúp khách hàng tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược kĩ thuật số hiệu quả.