SEO Local không chỉ là một phần quan trọng của SEO website mà còn là yếu tố thúc đẩy CHUYỂN ĐỔI DOANH SỐ cho doanh nghiệp.
Tại sao tôi có thể khẳng định như vậy? Các con số sau đây sẽ trả lời thay tôi:
Theo nghiên cứu từ Google cho biết người dùng sau khi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ online, 76% sẽ ghé thăm doanh nghiệp trong ngày VÀ 28% của tất cả nhu cầu tìm kiếm trong phạm vi địa phương sẽ đến mua hàng.
Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa, nếu bạn là doanh nghiệp tập trung vào local hay một SEOer đang tìm kiếm yếu tố thúc đẩy chuyển đổi cho dự án, bạn đều cần biết cách triển khai SEO Local.
Hơn thế, hiện nay có đến 70% doanh nghiệp nhỏ không có chiến lược SEO. Nếu bạn có thể áp dụng cả SEO tổng thể và SEO Local kỹ lưỡng, bạn sẽ có được lợi thế cạnh tranh giành khách hàng và xuất hiện nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm.
Bạn muốn biết cách kết hợp cả 2 chiến lược SEO kể trên để đạt hiệu quả tối ưu à? Với hơn 4 năm kinh nghiệm triển khai, quản lý và học hỏi trong ngành SEO, tôi có thể giúp bạn chinh phục thử thách “khó nhằn” này.
Nhưng ở đây, tôi sẽ chỉ tập trung vào hướng dẫn triển khai SEO Local, giúp bạn củng cố lại kiến thức SEO vẫn còn mơ hồ hoặc cần bổ sung thêm.
Trước đó hãy xem infographic chi tiết về cách SEO Local sau đây và chuẩn bị giấy viết note lại kiến thức theo thứ tự để dễ nhớ nhé!
Nếu bạn chưa biết về khái niệm “SEO Local là gì?” thì đừng lo nhé, bài viết này sẽ giúp bạn giải nghĩa từng vấn đề.
Xem ngay ví dụ minh họa dưới đây để dễ hiểu hơn nhé.
Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch với doanh nghiệp trong địa phương bất kỳ, như “mua bánh ngọt ở Tp.HCM” hay “gửi tiền ngân hàng Techcombank tại Đắc Lắc”, thường họ sẽ tìm kiếm những cụm từ khóa sau trên công cụ tìm kiếm:
Đây gọi là truy vấn địa phương (local search). Và công cụ tìm kiếm sẽ trả về danh sách kết quả tìm kiếm địa phương cho người dùng.
SEO Local (hay còn gọi là SEO địa phương) là tất cả quá trình tối ưu khả năng hiển thị website doanh nghiệp trên internet cho những truy vấn địa phương này với đối tượng khách hàng tiềm năng.
Hầu hết các doanh nghiệp phù hợp triển khai SEO tổng thể đều có thể làm SEO Local: cửa hàng tạp hóa, phòng khám nha khoa hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoạt động trên một khu vực địa lý nhất định (như các dịch vụ sửa chữa máy in, sửa chữa máy lạnh, thông tắc cống, bồn cầu…)…
Quá trình này bao gồm mọi thứ từ xác nhận hồ sơ doanh nghiệp đến đảm bảo khả năng xuất hiện trong truy vấn địa phương trên công cụ tìm kiếm (được gọi là location data hoặc citation management). SEO Local cũng bao gồm việc quản lý xếp hạng, đánh giá trực tuyến, tương tác trên các social media phổ biến và hơn thế nữa.
Đến đây, bạn đã có góc nhìn cơ bản về SEO Local, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu SEO Local có thực sự cần thiết để bạn đầu tư không nhé.
Trang Vàng là website tổng hợp Danh bạ Doanh nghiệp từng khá nổi tiếng. Cách đây khoảng 6-7 năm, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam xem Trang Vàng là một kênh marketing phổ biến miễn phí. Hiện nay, Google đã có những đặc điểm ấy của Trang Vàng và thậm chí còn ưu việt hơn:
Chính vì vậy, hiển nhiên Google chính là Trang vàng “thế hệ mới” đầy tiềm năng mà bạn nên tập trung phát triển. Thế nhưng không có nghĩa là Trang vàng đã bị thay thế bởi Google vì danh bạ doanh nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong triển khai SEO địa phương mà tôi sẽ nói cụ thể hơn trong phần hướng dẫn SEO Local nhé!
Mặc dù quảng cáo trả phí có thể là một kênh Marketing hiệu quả, nhưng rất khó để đánh bại traffic “miễn phí”. Nếu bạn tăng thứ hạng tự nhiên trên Google, bạn có thể tận dụng luồng lưu lượng truy cập miễn phí liên tục và chuyển đổi thành khách hàng. Thế nhưng để có lượng traffic tự nhiên này, bạn cũng cần đầu tư thời gian và chi phí vào SEO, đặc biệt Local SEO.
SEO Local là một sân chơi mà các doanh nghiệp địa phương nhỏ cũng có tiềm năng ngang bằng các doanh nghiệp lớn toàn quốc. Rõ ràng khi bạn muốn đặt mua cà phê thì Starbuck, Highland hay quán cà phê sữa gần nhà đều có cơ hội được mua ngang nhau.
Nếu bạn thực hiện các phương pháp Local SEO hay nhất thì việc đạt được thứ hạng trang đầu tiên chỉ trong vòng 30 ngày là điều không có gì lạ.
Và dưới đây là 14 bước hướng dẫn SEO Local để bạn bắt đầu…
Không có doanh nghiệp địa phương nào muốn tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mà bỏ qua tiềm năng quảng cáo (và phần lớn là miễn phí) của các trang Danh bạ doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng là phải tối đa hóa ROI, bằng cách phân bổ giờ làm việc của nhân sự một cách hiệu quả. Có hai lưu ý bạn cần quan tâm ở đây:
Sẽ không hay nếu bạn dành cả trăm giờ để liệt kê mọi công cụ tìm kiếm, chỉ mục hoặc ứng dụng chỉ vì chúng tồn tại. Thay vào đó, hãy đánh vào các trang chuyên ngành (Google My Business, Facebook, Yelp, YP, etc.) và tìm kiếm các nền tảng khác có liên quan nhiều đến ngành hoặc vị trí địa lý của doanh nghiệp bạn. Bằng cách chỉ đăng ký ở những nơi chất lượng, bạn sẽ không lãng phí tiền, thời gian và công sức.
Tôi hiểu, có thể tạo hồ sơ doanh nghiệp địa phương sẽ thú vị khi bạn mới bắt đầu đăng ký một vài social đầu tiên, bạn hứng thú trong việc liệt kê từng thông tin doanh nghiệp như tên, địa chỉ, số điện thoại, dịch vụ cung cấp… Nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy chán khi đăng ký quá nhiều social và nhập các dữ liệu giống nhau đó quá nhiều lần.
Để tối ưu thời gian và giải quyết điều này, bạn có thể sử dụng các giải pháp tự động như Moz Local. Moz Local giúp bạn cải thiện sự hiện diện trực tuyến của mình bằng cách tận dụng các yếu tố quan trọng nhất đối với khách truy cập và các công cụ tìm kiếm qua 3 tính năng chính:
Lưu ý: Dù bạn quyết định tự mình tạo lập hồ sơ hay nhờ công cụ hỗ trợ thì điều quan trọng nhất cần nhớ là danh sách doanh nghiệp địa phương được tạo phải đầy đủ thông tin để đem lại hiệu quả.
Mỗi khi tạo hồ sơ trong một danh bạ doanh nghiệp địa phương trên Google, Facebook, Yelp hay ở bất kỳ nền tảng nào, hồ sơ bạn đều cần chứa các thông tin cụ thể dưới đây:
Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thêm thông tin và các phương pháp hay khi định dạng các dữ liệu này tại bảng hướng dẫn của Google.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cách tạo và tối ưu danh bạ doanh nghiệp.
Luôn sử dụng tên thật của doanh nghiệp. Google có thể đọc bảng hiệu trên đường phố, vì vậy hãy đảm bảo cách định dạng tên doanh nghiệp khớp với thương hiệu thực của doanh nghiệp bạn. Tuyệt đối, không thêm các từ khóa bổ sung, thuật ngữ địa phương hoặc các công cụ sửa đổi khác vào tên doanh nghiệp.
1. Tên doanh nghiệp
2. Địa chỉ
Địa chỉ doanh nghiệp cần được nhập chính xác, không bổ sung hoặc thay đổi. Hộp thư bưu điện và văn phòng ảo không được quản lý, không được coi là địa chỉ thực và bạn không nên thêm vào hồ sơ địa phương.
Bạn nhớ nhập chính xác và đầy đủ địa chỉ đường phố cho vị trí của doanh nghiệp, bao gồm: số phòng, số tầng, số tòa nhà và các loại thông tin vị trí khác trong địa chỉ chính thức.
Lưu ý quan trọng: Nếu doanh nghiệp bạn là SAB (Service Area Businesses – Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tại nhà, như sửa ống nước hoặc sửa điện tận nhà) thì đừng nhập địa chỉ trong thẻ “Thông tin” trên GMB. Hãy để trống phần “địa điểm doanh nghiệp”.
SAB chỉ có thể tạo một hồ sơ cho khu vực kinh doanh, sau đó, Google sẽ ẩn địa chỉ của doanh nghiệp trên danh sách trực tiếp.
Lưu ý:
*Bạn phải có một số địa chỉ thực cho hồ sơ Google My Business, ngay cả khi là địa chỉ nhà riêng. Không tạo danh sách cho từng đường mà SAB cung cấp dịch vụ.
*Các SAB không cần phải ẩn địa chỉ trên bất kỳ nền tảng kinh doanh địa phương lớn nào khác – chỉ trên Google.
3. Số điện thoại
Mặc dù các nguyên tắc của Google ưu tiên cho các số điện thoại mã vùng, nhưng Google cũng đã hỗ trợ các số điện thoại miễn phí cước (đầu số 1800, 1900…). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp như bệnh viện, khách hàng hoặc các trang thương mại điện tử cần Tổng đài tư vấn cho một lượng khách hàng cực lớn.
Nếu bạn sử dụng số điện thoại miễn phí cước trên danh sách Google My Business, hãy đảm bảo website và tất cả các trích dẫn đều sử dụng số điện thoại nhất quán.
Google cũng muốn bạn liệt kê số điện thoại Chăm sóc khách hàng hoặc Tư vấn trực tiếp và nhanh chóng nhất cho khách thay vì kết nối với trung tâm cuộc gọi.
Nhiều biểu mẫu trích dẫn cũng sẽ cho phép bạn liệt kê một số điện thoại thay thế, số điện thoại miễn phí, số điện thoại di động…
4. URL website
Google quy định cụ thể rằng URL website nên đi thẳng đến trang web doanh nghiệp sở hữu, thay vì điều hướng chúng đến bên thứ ba, social profiles hoặc bất kỳ nơi nào khác.
Đối với các doanh nghiệp nhiều chi nhánh hay nhiều bộ phận, thông thường sẽ trỏ hồ sơ doanh nghiệp đến trang chủ của website. Trong khi danh sách các chi nhánh, phòng ban sẽ trỏ đến các trang đích tương ứng trên website. Điều này giúp giữ các thực thể (entity) tách biệt.
Nếu bạn làm theo mô hình này, hãy nhất quán và liên kết tất cả các trích dẫn cho một thực thể nhất định với trang tương ứng trên website nhé!
5. Danh mục (Categories)
Hầu hết các nền tảng danh bạ doanh nghiệp địa phương đều có một tập hợp các danh mục giúp xác định loại doanh nghiệp. Thông thường, cần chọn 1–10 trong số các danh mục này; riêng về Google, việc phân loại phù hợp có thể có tác động quan trọng đến thứ hạng. Nguyên tắc của Google là khuyến khích bạn chọn đúng danh mục chính của doanh nghiệp và tránh lặp lại danh mục.
6. Mô tả
Đây là cơ hội để làm nổi bật các yếu tố thuyết phục và tác động mạnh đến doanh nghiệp bạn – những điều thuyết phục khách hàng tiềm năng chọn bạn. Thông thường, sẽ quy định vài trăm ký tự để tạo quảng cáo ngắn cho doanh nghiệp.
Bạn có thể chọn viết một mô tả duy nhất cho mỗi nền tảng hoặc nếu muốn bạn có thể tạo một mô tả duy nhất và xuất bản nó trên tất cả các trích dẫn.
7. Slogan/Tagline
Ví dụ: Nike là thương hiệu giày thể thao vốn nổi tiếng với slogan “Just Do It”. Hay “Khơi nguồn sáng tạo” của Trung Nguyên.
Một số nền tảng social và danh sách doanh nghiệp địa phương có một trường để nhập khẩu hiệu. Không cần tạo nếu bạn không có, nhưng đối với những thương hiệu có dòng giới thiệu đã trở nên nổi tiếng ở địa phương nhờ quảng cáo hoặc social, thì trường này có thể giúp người tiêu dùng nhận ra bạn
8. Social profiles
Nhiều nền tảng sẽ cho phép bạn liên kết đến hồ sơ trên Twitter, Snapchat, Instagram, Pinterest, Google+, Facebook,… nhằm điều hướng người dùng đến đa dạng hồ sơ social hơn, cung cấp thêm góc nhìn và thông tin doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng chuyển đổi.
9. Hình ảnh
Google đã tuyên bố rằng hình ảnh có tác động lớn đến tỷ lệ click vào danh sách doanh nghiệp địa phương. Vì vậy, có nhiều hình ảnh chất lượng cao sẽ tăng cơ hội lên top cho bạn.
Tuy nhiên, mỗi nền tảng sẽ có các nguyên tắc riêng về kích thước hình ảnh và loại nội dung nào được phép trong hình ảnh. Nên điều quan trọng là phải kiểm tra hồ sơ của bạn thường xuyên để đảm bảo hình ảnh phù hợp yêu cầu.
10. Các hình thức media bổ sung
Một số nền tảng nhất định cho phép bạn tải lên video, audio và liên kết đến các hình thức media khác. Điều này tạo ra trải nghiệm người dùng phong phú hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
11. Số điện thoại thay thế
Hầu hết các nền tảng đều cung cấp các trường cho số điện thoại miễn phí, số điện thoại di động có thể hỗ trợ cho các nhóm người dùng khác nhau.
12. Số fax
Trường chung này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp có sử dụng fax như một phương tiện liên lạc thông thường (chẳng hạn như các trung tâm y tế yêu cầu fax các mẫu bệnh nhân mới), nhưng nó không phải là trường bắt buộc.
13. Chứng chỉ
Nếu sự tin tưởng doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào giấy phép hoặc chứng chỉ chuyên nghiệp, hãy đảm bảo rằng luôn cung cấp thông tin này đầy đủ bất cứ khi nào và trên tất cả nền tảng có trường chứng chỉ.
14. Thương hiệu phân phối
Liệt kê các thương hiệu lớn mà doanh nghiệp đang cộng tác giúp người dùng dễ dàng mua hàng hơn là một lợi thế, đặc biệt khi những thương hiệu đó có được lượng lớn người dùng trung thành.
15. Hình thức thanh toán được chấp nhận
Nhiều nền tảng cho phép bạn chỉ định phương thức thanh toán, từ tiền mặt đến ví điện tử. Nếu doanh nghiệp bạn hỗ trợ các công nghệ thanh toán hiện đại, hãy tận dụng tốt lĩnh vực này để tác động đến quyết định chọn doanh nghiệp bạn.
16. Một số thông tin khác
Các thuộc tính tương đối mới đối với trang tổng quan Google My Business. Khi tạo danh sách Google My Business, bạn có khả năng chọn từ một tập hợp các mô tả (như “dịch vụ 24 giờ”, “thức ăn khuya” hoặc “dành cho xe lăn”) để xác định rõ hơn về doanh nghiệp.
Bạn nên cho Google (và người tiêu dùng) biết càng nhiều càng tốt về doanh nghiệp bất cứ khi nào các trường có thuộc tính sẵn.
Đánh giá trực tuyến rất quan trọng vì 2 lý do. Đầu tiên, họ cho Google biết rằng bạn có một doanh nghiệp hợp pháp. Thứ hai, họ có thể giúp thuyết phục khách hàng tiềm năng thử sản phẩm/dịch vụ công ty bạn.
Tất cả các bài đánh giá đều có giá trị, nhưng các bài đánh giá trên Google My Business là quan trọng nhất để cải thiện thứ hạng trên Google.
Cách tốt nhất để nhận các bài đánh giá trên hồ sơ Google là gửi cho khách hàng của bạn một liên kết trực tiếp đến nơi họ có thể đăng bài đánh giá. Bạn nên gửi cho khách hàng một email với liên kết trực tiếp. Vấn đề duy nhất là bạn phải tự tạo liên kết trực tiếp này.
Đây là cách để làm điều đó.
Tìm kiếm tên doanh nghiệp và bạn sẽ thấy bản xem trước hồ sơ Google My Business ở trên cùng bên phải của kết quả tìm kiếm.
Tiếp theo, bạn sẽ thấy nút “Viết đánh giá” bên cạnh tên doanh nghiệp, bên dưới bản xem trước hồ sơ.
Click vào liên kết đó, sau đó sao chép URL đầy đủ trong trình duyệt. Đó là liên kết bạn sẽ chia sẻ với khách hàng.
Nó sẽ là một liên kết dài, vì vậy chỉ cần siêu liên kết nó trong email của bạn và nói “Click vào đây và hãy cho tôi biết cảm nhận của bạn về dịch vụ của chúng tôi.”
Tại bước này, để bạn có thể dễ dàng áp dụng, trước tiên tôi sẽ giải thích Local Citation là gì, sau đó sẽ đi vào từng chi tiết NAP Citation.
Local Citation là bất kỳ đề cập trực tuyến nào về tên, địa chỉ và số điện thoại của một doanh nghiệp địa phương.
Citation có thể xuất hiện trên danh bạ doanh nghiệp địa phương, trên các website và ứng dụng cũng như trên các nền tảng social. Citation giúp người dùng Internet khám phá các doanh nghiệp địa phương và cũng có thể tác động đến thứ hạng của công cụ tìm kiếm địa phương.
Cụ thể, có các Citation cơ bản phù hợp có thể giúp bạn xếp hạng chính xác trên Google Maps. Các doanh nghiệp địa phương có thể chủ động quản lý nhiều trích dẫn để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.
Các thành phần cốt lõi của Citation là tên, địa chỉ và số điện thoại (NAP) của công ty và cũng có thể bao gồm tham chiếu hoặc liên kết đến một trang được chỉ định trên website doanh nghiệp. Ngoài điều này, Citation có thể kết hợp một số hoặc tất cả các yếu tố sau:
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu và lựa chọn social nào để phù hợp doanh nghiệp của mình, hãy tham khảo Danh sách NAP Citation theo từng Danh mục của tôi để đây: Danh sách NAP Citation theo từng Danh mục.
Với bước thứ 4, bạn hãy tìm hiểu kỹ xem có danh mục ngành nào có thể liệt trên trang hồ sơ công ty. Đồng thời kiểm tra đối thủ cạnh tranh của bạn đang được liệt kê ở đâu.
Việc được liệt kê trong các thư mục này sẽ gửi tín hiệu mạnh mẽ đến Google rằng bạn đang ở trong ngành hoặc lĩnh vực đó.
Ngoài ra, bạn đừng quên cập nhật tất cả chứng nhận chuyên môn hoặc thông tin doanh nghiệp bạn là thành viên của một hiệp hội thương mại nào đó. Bởi vì, chính những điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhanh chóng nhận được một liên kết đáng tin cậy quay lại website.
Kiểm tra để đảm bảo rằng website có một trang riêng cho MỌI dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Lưu ý: Đừng nhóm chúng lại với nhau trên một trang “Dịch vụ” chung.
Nếu dàn trải nội dung trong cùng 1 trang, các thông tin không tạo đủ tín hiệu để Google hiểu được. Nếu bạn sở hữu một trang cụ thể cho từng dịch vụ thì điều đó sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến Google để hiển thị trang đó khi ai đó đang tìm kiếm dịch vụ họ cần.
Ví dụ: FIEX là một doanh nghiệp cung cấp rất nhiều dịch vụ liên quan đến marketing và chúng tôi đã tách lẻ từng trang riêng thay vì một trang tổng hợp.
FIEX tạo các trang riêng cho mỗi dịch vụ cung cấp đến khách hàng
Bây giờ bạn đã có các trang riêng lẻ, bạn cần thêm nhiều nội dung hơn vào từng trang. Tối thiểu là 500 từ, nhưng lý tưởng nhất là 1000 từ trở lên.
Tại sao? Bởi vì Google thích các trang dài với những nội dung có liên quan và chuyên sâu. Những nội dung này bạn có thể lấy dựa trên:
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bản Proposal mà bạn (hoặc team Account) đã thực hiện khi đi Pitching, hoặc các câu hỏi team Sales thường gặp. Hoặc là một cuộc trò chuyện tưởng tượng với một khách hàng mới tiềm năng và viết ra câu trả lời cho các câu hỏi. Loại nội dung này sẽ hoàn hảo cho các trang dịch vụ của bạn.
Đừng để từ chuyên ngành làm bạn lo lắng. Tối ưu Onpage chỉ là quá trình trình bày các trang trên website để Google hiểu chúng.
Sử dụng danh sách sau để Tối ưu Onpage cơ bản cho các trang sản phẩm/dịch vụ:
Ví dụ tôi có một trang giới thiệu dịch vụ quảng cáo Facebook của FIEX thì từ khóa chính ở đây là “dịch vụ quảng cáo Facebook” với Volume Search là 700.
Ví dụ: Trang giới thiệu dịch vụ quảng cáo Facebook của FIEX: https://fiexmarketing.com/dich-vu-quang-cao-facebook/
Backlink là các liên kết từ website khác đến website của bạn.
Google sẽ cập nhật chỉ số về backlink của website và các liên kết chất lượng là yếu tố chính đánh giá xếp hạng của website bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu với hành trình chinh phục backlink chất lượng như:
Thật tuyệt vời, đến đây bạn đã sở hữu 50% kiến thức triển khai SEO Local rồi đấy. Hãy dừng lại 5s và bắt đầu tiếp nào.
Let’s go! Đến lúc bạn hoàn tất 100% kiến thức SEO Local.
Google đã chỉ ra PageSpeed Website (tốc độ trang web) là một trong những tín hiệu được thuật toán sử dụng để xếp hạng các trang.
Đồng thời, khi tốc độ trang chậm có nghĩa là các công cụ tìm kiếm sẽ thu thập thông tin ít trang hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến việc lập chỉ mục website.
Ngoài ta, PageSpeed cũng quan trọng đối với trải nghiệm người dùng. Các trang có thời gian tải lâu hơn có xu hướng tỷ lệ thoát cao và thời gian trung bình trên trang thấp. Thời gian tải lâu hơn cũng đã được chứng minh là ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển đổi.
Dưới đây là một số trong nhiều cách để tăng tốc độ trang của bạn:
Bạn có thể sử dụng các công cụ sau đây:
Page Speed, một tiện ích bổ sung nguồn mở của Firefox/Firebug đánh giá hiệu suất của các website và đưa ra các đề xuất để cải thiện.
YSlow, một công cụ miễn phí của Yahoo! đề xuất các cách để cải thiện tốc độ website.
WebPagetest hiển thị chế độ xem thác nước về hiệu suất tải trang của bạn cùng với danh sách kiểm tra tối ưu hóa.
VÀ bạn có thể tìm nhiều công cụ khác trên code.google.com/speed.
Ngày nay, Google thích các website nhanh, an toàn hơn. Trên thực tế, cả tốc độ và bảo mật đều là yếu tố xếp hạng của Google.
Để lưu trữ nhanh hơn, bạn không cần tìm đâu xa hơn SSD Hosting. SSD là viết tắt của Solid State Drive và đây là tương lai của lưu trữ dữ liệu nhanh hơn hàng trăm lần so với ổ cứng truyền thống.
Để bảo mật, hãy cân nhắc chuyển sang HTTPS bằng cách thiết lập Chứng chỉ SSL.
Ngoài ra, còn một số cách giúp cải thiện tốc độ tải trang như:
Với xu hướng người dùng hiện nay việc lướt web đã không chỉ ngồi trên desktop. Họ sử dụng nhiều thiết bị hơn như điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Vì vậy, bạn cần thực hiện tối ưu website cho thiết bị di động càng sớm càng tốt.
Để tối ưu quá trình này bạn có thể chuyển sang Responsive Design hoặc nếu ngân sách là vấn đề, thì hãy tải một phiên bản dành cho thiết bị di động song song của website bạn.
Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu có khả năng tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả dữ liệu được truyền giữa máy chủ web và trình duyệt vẫn ở chế độ riêng tư.
Khi bạn truy cập vào một trang có biểu mẫu để điền và gửi, thông tin bạn nhập có thể bị tin tặc chặn trên một trang web không đảm bảo an toàn.
Thông tin này có thể là bất kỳ thông tin nào từ chi tiết về giao dịch ngân hàng đến địa chỉ email để đăng ký nhận ưu đãi.
Trong biệt ngữ của hacker, “interception” thường được gọi là “man-in-the-middle attack (cuộc tấn công trung gian)”.
Tuy nhiên, khi bạn truy cập một trang web được mã hóa bằng SSL, trình duyệt sẽ tạo kết nối với máy chủ web. Sau đó liên kết trình duyệt của bạn và máy chủ. Kết nối ràng buộc này được bảo mật để đảm bảo không ai ngoài bạn và website có thể xem hoặc truy cập những gì bạn nhập.
Chứng chỉ SSL được phân loại theo mức độ xác thực và mã hóa được cung cấp HOẶC số lượng miền hoặc tên miền phụ trong chứng chỉ.
Theo Google Webmaster Trends Analysts, SSL là một phần của thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google.
Ngoài ra, giả sử có hai website giống nhau về nội dung được cung cấp nhưng một trang được bật SSL và trang thì không. Website đầu tiên đó có thể được tăng thứ hạng nhẹ vì nó được mã hóa. Do đó, có lợi cho SEO rõ ràng khi bật SSL trên website và trên các page của bạn.
Bạn có biết, Google rất thích các website chứa nhiều nội dung thông tin. Chính vì vậy blog là cách tốt nhất giúp bạn đạt được niềm tin từ Google.
Để thực hiện bước này, bạn có thể tải WordPress miễn phí dễ dàng chỉ với một cú click chuột trên Google.
Trong suốt quá trình triển khai bạn hãy coi trang dịch vụ là các trang bán hàng trên website, nhưng Blog sẽ là nơi mang đến cho khách hàng một cuộc trò chuyện, tư vấn với khách hàng/khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ chuyển đổi.
Đặc biệt, tôi muốn bạn luôn ghi nhớ: Sử dụng Blog một cách thật thông minh, hãy đăng những nội dung khách hàng họ quan tâm và giải quyết tất cả câu hỏi họ đang thắc mắc như: “Cách sử dụng”; “Cách đăng ký”,…
VÀ sử dụng thêm các loại nội dung phổ biến đã được kiểm chứng như:
Điều quan trọng là tạo nội dung nhất quán và thường xuyên.
Khi bạn tạo nội dung, hãy đảm bảo rằng bạn tối ưu hóa nó giống như cách bạn tối ưu hóa các trang dịch vụ của mình bằng cách sử dụng danh sách các thành phần cần tối ưu ở dưới đây nhé.
Bạn đã xây dựng cho mình một Blog với những bài viết có chủ đề đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Giờ đây đã đến lúc bạn cần tối ưu Onpage cho bài viết Blog, việc bạn chỉ cần thực hiện theo các hạng mục sau:
Cuối cùng, bạn đã hoàn tất quá trình tối ưu Onpage cho bài viết của mình rồi đấy. Chuyển sang Bước 13, chúng ta sẽ tiến hành tạo và tối ưu SEO cho video Youtube.
Tôi biết rằng hầu hết các doanh nghiệp địa phương rất ít khi sử dụng Video. Nhưng nó sẽ là một cơ hội lớn nếu bạn biết cách tận dụng hợp lý.
Lý do đơn giản là ít cạnh tranh.
Bạn có chú ý ngày nay, hầu hết các điện thoại thông minh đều có camera với chất lượng tuyệt vời. Vì vậy có thể dễ dàng quay video, chỉnh sửa nhanh hoặc hướng dẫn cách thực hiện một tác vụ cụ thể hoặc một đoạn video ngắn để giải thích mẹo.
Lưu ý, các video bạn nên sản xuất dưới dạng nội dung ngắn – một đến hai phút là được. Khi đã có nội dung, hãy tải nó lên YouTube, sau đó lấy mã nhúng từ YouTube thêm chúng vào một bài blog có sẵn hoặc viết bài blog mới dành riêng cho video này.
Còn đối với quá trình tối ưu video, bạn cần thực hiện theo các hạng mục sau:
Đây sẽ là phần cuối cùng và rất quan trọng giúp bạn quyết định sự thành công cho website. Tạo sự tin cậy cho website. Dưới đây là kinh nghiệm từ suốt thời gian tôi xây dựng, triển khai và đút kết được để xây dựng một trang web tin cậy bạn cần thực hiện các mẹo sau:
Tôi chắc chắn với bạn rằng: Có được thứ hạng cao trong Google là điều có thể đạt được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bạn chỉ cần tiếp cận nó một cách có phương pháp và kiên nhẫn.
Hãy bắt đầu với danh sách địa phương và đảm bảo bạn đã tối ưu hóa chúng. Tiếp theo là nhận các bài đánh giá một cách nhất quán. Đừng quên bạn sẽ cần NAP Citations và liên kết từ các website khác.
Và như tôi đã nói ở trên, nhớ tránh để trang của bạn bị thin content – tức nội dung trên trang quá ít nhé! Tốt nhất mỗi trang nên có từ 1000 chữ trở lên. Tối ưu hóa tất cả các trang để Google có thể hiểu nội dung của từng trang.
Google thích các website nhanh, an toàn. Vì vậy bạn nên chuyển sang lưu trữ SSD và HTTPS Hosting.
Google thường xuyên ưu ái cho các website tạo ra nội dung hữu ích và hấp dẫn. Thêm phần Blog WordPress vào website bạn. Cuối cùng, hãy bắt đầu sử dụng video trên blog và đưa vào blog để có thêm nội dung.
Đây là tất cả các mục tiêu thực tế cho bất kỳ doanh nghiệp nào, tôi chắc chắn sau khi hoàn tất tốt chiến lược Local SEO này bạn sẽ đạt kết quả tích cực. Mong rằng qua bài viết Hướng dẫn SEO Local sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm SEO Local là gì cũng như cách SEO Local lên top Google nhanh nhất.
Chúc bạn thành công!
Tuy nhiên nếu bạn đang cần công ty SEO web không chỉ cam kết SEO lên TOP mà còn giúp bạn thu hút đúng traffic tiềm năng vào websit, có chuyên môn tư vấn về Chuyển đổi để tăng đơn hàng?
👉 FIEX có thể giúp bạn điều đó! Liên hệ ngay với FIEX Marketing để được đội ngũ chuyên gia SEO tư vấn nhé.
Nguồn tham khảo: Local SEO Roundup – Experts Share Their Favourite Local SEO Tips
Tôi là Hồ Kim Thu, hiện là CEO của FIEX. Với hơn 7+ năm theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu và thực chiến trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp SMBs của Việt Nam có được một bộ máy Marketing ổn định, bền vững phát triển doanh thu và khách hàng cho chính họ. Với kiến thức và kinh nghiệm lên chiến lược Marketing Online tổng thể, tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho cộng đồng marketer Việt Nam.