Thông thường, khi triển khai một chiến dịch Quảng cáo Google, chúng ta có thói quen cho vào chiến dịch đó càng nhiều từ khóa liên quan tới sản phẩm nhất càng tốt.
Tuy nhiên, chỉ 1-2 ngày sau, bạn sẽ phát hiện ra rằng từ khóa của bạn không tạo ra bất kỳ hiển thị nào và còn có trạng thái “lượng tìm kiếm thấp”.
Sự thật là, dù sớm hay muộn bạn cũng sẽ rơi vào trường hợp “cố ý” hoặc “vô ý” lựa chọn từ khóa có lượng tìm kiếm thấp (hay keyword có volume thấp).
Trước khi đi vào vấn đề này như đã nêu ở đề bài, tôi muốn chia sẻ thêm với bạn.
Tôi luôn cảm thấy Google Ads rất thú vị, vì nó luôn tạo cho chúng ta những cơ hội, những công cụ và tính năng tuyệt vời nhằm đem đến những kết quả tối ưu nhất.
Và để luôn có được nhiều kết quả tốt từ quảng cáo, bạn hãy luôn ghi nhớ trong đầu rằng mỗi nhà quảng cáo sẽ luôn mong muốn:
Câu hỏi được đặt ra: “Làm cách nào để bạn đạt được cả 2 mục tiêu này?”
Giờ thì theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay về từ khóa có lượng tìm kiếm thấp và 7 thủ thuật giúp bạn quản lý chúng đồng thời tăng ROI trong Google Ads nhé!
“Từ khóa có lượng tìm kiếm thấp” là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng những từ khóa không có đủ lưu lượng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm Google.
Điều này thường xảy ra đối với từ khóa dài hoặc từ khóa liên quan đến thương hiệu mới.
Các từ khóa sai chính tả hoặc tối nghĩa cũng được xem là từ khóa có lượng tìm kiếm thấp. Google loại bỏ các từ khóa có volume search thấp ra khỏi phiên đấu giá nhằm phân phát quảng cáo hiệu quả hơn và giảm lượng từ khóa trên hệ thống.
Khi bạn nhận được thông báo như trên, có nghĩa là từ khóa sẽ không hoạt động và không kích hoạt quảng cáo cho đến khi lưu lượng tìm kiếm (volume search) của từ khóa đó tăng lên.
Ngược lại, nếu volume search của từ khóa tăng lên, dù chỉ 1 lượng nhỏ, thì Google cũng sẽ kích hoạt lại quảng cáo cho bạn.
Đa số mọi người đều cho rằng những từ khóa volume search thấp không có giá trị và cần phải xóa đi, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Thực ra, có vài từ khóa có lượng tìm kiếm thấp trong quảng cáo/tài khoản sẽ không ảnh hưởng tới hiệu suất của quảng cáo/ tài khoản đó. Chỉ cần đừng quên xem xét các lý do khác nhau có thể giải thích tại sao Google quyết định gắn nhãn các từ khóa của bạn như vậy.
Trong nhiều trường hợp, việc thiếu lưu lượng tìm kiếm thường là do thiếu liên quan, nhưng Google có thể gắn thẻ “lượng tìm kiếm thấp” vào từ khóa của bạn vì những lý do khác bao gồm:
Khi bạn đã đi đến gốc rễ của vấn đề, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những từ khóa cụ thể này, hoặc là bạn bỏ chúng đi hoặc sử dụng chúng để có lợi hơn.
Tuy nhiên, điểm chất lượng của quảng cáo và traffic sẽ bị ảnh hưởng nếu có khá nhiều từ khóa đặc biệt kể trên.
Bạn có thấy lo khi từ khóa liên quan tới sản phẩm của bạn được đánh giá có lượng tìm kiếm thấp? Nhất là khi chúng ta thường sử dụng những từ khóa dài nhằm mục tiêu tiếp cận những khách hàng có khả năng chuyển đổi nhất?
“Dù thế nào đi chăng nữa mình cũng phải tìm cách giải quyết thôi!” – Tôi đã tìm ra vài thủ thuật giúp chiến dịch Google Ads của bạn có thể “cắn” tiền và tăng ROI tốt hơn.
Vậy nên đừng lo lắng nữa mà hãy tập trung vào phần sau đây: 7 bí quyết giúp bạn quản lý Từ khóa có lưu lượng tìm kiếm thấp.
Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định những từ khóa đang có lượng tìm kiếm thấp trong chiến dịch.
Dưới đây là các bí quyết bạn có thể áp dụng để tăng lợi ích từ khóa có lượng tìm kiếm thấp lên cao hơn:
Bạn có thể giữ nguyên từ khóa ở đó và đợi đến khi truy vấn tìm kiếm cho từ khóa đó tăng lên, quảng cáo sẽ tự động được hiển thị. Lựa chọn này có hiệu quả nhất khi từ khóa liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
Nếu bạn đang tung ra một sản phẩm mới hay một website mới, từ khóa thương hiệu sẽ không mang lại traffic ngay lập tức.
Tuy nhiên, khi người dùng bắt đầu nhận thức được, từ khóa này sẽ mang lại được lượng traffic làm bạn bất ngờ đấy.
Thông thường từ khóa dài có đối sánh chính xác thường được “gắn mác” Lượng tìm kiếm thấp. Điều này là vì xác suất đề tìm kiếm một từ khóa có 5-6 từ theo một thứ tự cụ thể là rất thấp.
Trong trường hợp này, bạn có thể đổi sang đối sánh cụm từ để mở rộng phạm vi tìm kiếm của từ khóa. Theo như update về đối sánh từ khóa của Google mới đây, dạng từ khóa cụm từ sẽ bao gồm phạm vi mở rộng của từ khóa đối sánh mở rộng.
Dưới đây là cách đổi đối sánh từ khóa nhanh chóng trong Google Ads:
Còn nếu bạn muốn đổi đối sánh cho 1 số keyword nhất định, bạn có thể đổi theo cách này sẽ nhanh hơn: Click vào cây bút ngay từ khóa và lựa chọn loại đối sánh.
Với cách thay đổi đối sánh từ khóa sẽ giúp quảng cáo thu hút nhiều lượng truy cập tới website hơn, tốn ít thời gian để xây dựng danh sách từ khóa và tập trung vào phần chi ngân sách cho từ khóa hiệu quả.
Nếu từ khóa quan trọng nhất của bạn lại là từ khóa có lượng tìm kiếm thấp, trong trường hợp này tôi có thể lựa chọn những từ khóa tương tự, hoặc có ý nghĩa tương tự, có lượng tìm kiếm lớn thay vì cứ khư khư với những từ khóa không có lượng click nào.
Vậy làm sao để bạn tìm kiếm thêm những từ khóa đó?
Bạn cần xem xét các chiến dịch có những từ khóa có khối lượng tìm kiếm thấp, hãy cân nhắc tạm dừng những từ khóa chung chung và có điểm chất lượng thấp.
Rất dễ nhận biết được bộ key của bạn liệu đang có bao nhiêu từ khóa có điểm chất lượng thấp. Google Ads cung cấp tính năng điểm chất lượng để bạn dễ dàng vận dụng vào quá trình chạy quảng cáo.
Ngoài ra, một tips nhỏ cho bạn trước khi lựa chọn tạm dừng từ khóa có điểm chất lượng thấp, hãy cân nhắc review lại các chỉ số như CTR, Conversions và CPL của từ khóa đó. Biết đâu những chỉ số này của từ khóa mà đang-có-điểm-chất-lượng-thấp lại tốt hơn so với mong đợi.
Nếu điểm chất lượng của từ khóa trên 2 và đáp ứng được những điều kiện trên thì bạn cứ giữ lại từ khóa. Có khi lợi tức đầu tư tốt sẽ luôn vượt trội so với Điểm chất lượng thấp.
Bạn không nhìn nhầm đâu, khả năng nhắm mục tiêu mà Google Ads cung cấp rất đa dạng và đó là lý do tại sao nhiều người lại yêu thích nó đến vậy. Chắc chắn rằng, người dùng cũng đang quan tâm đến dịch vụ/ sản phẩm của bạn nhé!
Nói thật với các bạn, từ khóa cho phép chúng ta tiếp cận dễ dàng tới khách hàng lý tưởng nhưng đây không phải là cách duy nhất đâu.
Nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý cũng là 1 phương pháp giúp bạn chắc chắn hơn về việc tiếp cận đúng khách hàng theo quốc gia, thành phố, ngôn ngữ bất kể dịch vụ của bạn cung cấp gì.
Khi tôi mới chạy Google Ads, tôi thường phải ngưng những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp đặc biệt là những từ khóa chung chung và có điểm chất lượng thấp. Nhưng sau vài lần thử nghiệm, tôi thấy cách này giúp tôi quản lý chiến dịch tốt hơn.
Hay nói cách khác, bạn sẽ cần mở rộng tiếp cận địa lý của chiến dịch nếu doanh nghiệp hoạt động linh hoạt. Đối với các từ khóa dài, mở rộng mục tiêu vùng sẽ tăng lượng volume search, nhờ vào việc này, quảng cáo của bạn sẽ được kích hoạt.
5 bước thực hiện tối ưu vị trí hiển thị:
Thông thường volume search của từ khóa còn phụ thuộc vào thời điểm, sự kiện chưa diễn ra hoặc sản phẩm chưa được ra mắt. Ví dụ những từ khóa liên quan tới lễ Giáng sinh, ngày Valentine, Trung thu… hầu hết có lượng search thấp sau lễ.
Google thường cho những từ khóa đó là từ khóa có lượng search thấp nếu không phù hợp với thời điểm/dịp lễ.
Tuy nhiên, đừng bỏ cuộc chỉ vì nó là từ khóa theo sự kiện. Hãy tập trung theo dõi vào từng dịp để tìm ra những từ khóa phù hợp với chiến dịch PPC nhằm mang lại hiệu quả về leads và doanh thu.
Cho đến khi dịp lễ hay sự kiện đó đến, bạn sẽ nhận được rất nhiều clicks chất lượng và chắc chắn lượng tìm kiếm cũng sẽ tăng rất nhiều.
Bạn có thể chọn ra 1 vài từ khóa quan trọng theo mùa và thử check nó trên Google trend để xem chất lượng của nó ra sao.
VD như tôi check từ khóa bánh trung thu, kết quả như sau:
Nhờ đây, bạn sẽ biết chắc được là từ khóa nên được sử dụng khi nào để mang lại hiệu quả chuyển đổi cao.
Ngoài Google Trend, bạn cũng có thể sử dụng Google Analytics để lấy được những từ khóa phù hợp cho chiến dịch mà trước đó người dùng đã tìm kiếm.
Tuy nhiên, việc cứ tập trung điều hướng các từ khóa có lượng search thấp mỗi khi bạn review và phân tích lại hiệu suất tài khoản khá là lãng phí thời gian đấy.
Một cách đơn giản hơn mà tôi thường sử dụng là chuyển những từ khóa này vào một nhóm quảng cáo/ chiến dịch khác.
Đặt tên nhóm quảng cáo có thêm “Lượng tìm kiếm thấp”. Bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để phân tích các từ khóa đang mang lại hiệu quả mà không bị ảnh hưởng bởi tác động do những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp đem lại.
Và tất nhiên, cách này sẽ giúp cải thiện tổng thể chiến dịch một cách rõ rệt đấy.
Mọi người không thể tìm kiếm thứ mà họ còn không biết sự tồn tại. Để tạo nhận thức về thương hiệu với người dùng, bạn có thể thử nghiệm trước với chiến dịch Google hiển thị.
Khi mọi người bắt đầu biết đến sản phẩm và thương hiệu của bạn, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm nó trên Google. Điều này sẽ làm tăng lượng tìm kiếm cho các từ khóa thương hiệu và các từ khóa đang có volume search thấp sẽ bắt đầu được kích hoạt.
Để thấy được kết quả, thông thường chúng ta sẽ phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng.
Trên đây là hướng dẫn của tôi về 7 Bí Quyết Quản Lý Keyword Có Lượng Tìm Kiếm Thấp Trong Chiến Dịch Google Ads.
Bằng cách hiểu chúng là gì và tại sao Google đặt cho chúng cái tên này, bạn có thể đưa ra quyết định thông minh dựa trên thông tin và tìm hiểu cách khai thác nhiều hơn thay vì bế tắc như đi vào ngõ cụt.
Nếu bạn đang tìm kiếm trợ giúp về chiến dịch Google Ads của mình hoặc chưa quen với Digital Marketing nói chung, vui lòng liên hệ với chuyên gia tư vấn tại FIEX Marketing nhé!
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Digital Marketing, FIEX có thể review chiến dịch Quảng cáo hiện tại của Doanh nghiệp bạn và cung cấp cho bạn bảng báo giá phù hợp, giúp bạn đạt mục tiêu kinh doanh nhanh chóng.
Liên hệ ngay với FIEX!
Tôi là Thanh, hiện nay đang đảm nhận vị trí Paid Media Manager tại FIEX Marketing. Với 3 năm kinh nghiệm trong Paid Media, nhiệm vụ của tôi chính là giúp các khách hàng phát triển chiến lược Digital của họ bằng các kênh quảng cáo có trả phí như Google Ads, Facebook Ads, Social Media Ads,... Từ đó, giúp khách hàng tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược kĩ thuật số hiệu quả.