Bạn muốn mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp? Bạn muốn tìm hiểu về cách chạy quảng cáo Google Ads cũng như cách tối ưu quảng cáo, mang lại hiệu quả rõ rệt nhất với chi phí tiết kiệm nhất?
Bài viết này là dành cho bạn. Hãy tham khảo bài viết để nắm tất tần tật các thông tin về Google Ads cũng như chi tiết cách chạy Quảng cáo Google Ads tiết kiệm mà hiệu quả nhé!
Google, công cụ tìm kiếm hàng đầu trên thế giới, ngày càng trở nên quen thuộc với mọi người. Bất kể bạn cần tìm kiếm thông tin hay hình ảnh, chỉ cần một cái nhấp chuột, bạn có thể tìm thấy hầu hết các dữ liệu cần thiết trên Google.
Google tận dụng ưu thế thị trường công nghệ để phát triển dịch vụ quảng cáo Google Ads. Với Google Ads, sản phẩm của doanh nghiệp bạn có thể xuất hiện hàng đầu trong kết quả tìm kiếm khi khách hàng nhập một từ khóa phù hợp trên Google.
Chạy quảng cáo google ads hiệu quả đã mang đến cho các doanh nghiệp những cơ hội rõ ràng để tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra còn giúp khách hàng liên tục nhớ về họ khi áp dụng phương pháp remarketing.
Qua đó, bạn chỉ cần trả tiền cho Google và tiến hành chạy quảng cáo theo các bước sau đây để tối ưu quảng cáo, tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại nguồn khách hàng dồi dào cho doanh nghiệp của mình.
Bạn đã biết cách chạy Google Ads hiệu quả và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp của mình chưa? Nếu chưa, phần tiếp theo sau đây là dành riêng cho bạn
Để tiến hành các chiến dịch Quảng cáo Google Ads, trước tiên, bạn cần tạo cho mình một tài khoản Google Ads bằng cách truy cập vào đường link ads.google.com và nhấn “Start now” (Bắt đầu ngay).
Tiếp đến, bạn hãy tạo tài khoản Google hoặc đăng nhập bằng tài khoản Google đã có trước đó để Google tiến hành xác minh danh tính của bạn.
Sau khi đăng nhập thành công, Google sẽ hiển thị trang yêu cầu bạn xác định mục tiêu quảng cáo Google Ads. Tại đây, bạn hãy nhấn vào dòng “ Chuyển sang chế độ chuyên gia” ở cuối cùng của trang và tiến hành bước sau đây.
Sau khi trang web chuyển sang chế độ chuyên gia (Expert Mode), bạn cần chọn mục tiêu mà mình hướng tới khi chạy Quảng cáo Google Ads như:
Tuy nhiên, để việc định hướng các đối tượng mục tiêu được thoải mái và mở rộng, bạn nên chọn chế độ Tạo chiến dịch không cần mục tiêu (Create your campaign without goal guidance) để dễ dàng điều chỉnh các chiến lược phù hợp riêng với doanh nghiệp mình.
Sau khi đã hoàn thành bước chọn mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo, bạn hãy tiến hành bước chọn loại chiến dịch phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp như:
Sau khi đã lựa chọn loại chiến dịch phù hợp, bạn có thể chọn mục tiêu kết quả mong muốn từ Google như tăng lượt truy cập trang web (Website visits), tăng lượng cuộc gọi tư vấn và bán sản phẩm (Phone calls) hay tăng lượng cài đặt ứng dụng (App downloads).
Tuy nhiên, bạn nên để trống mục này để có thể tự do điều chỉnh kết quả mong muốn bằng cách thực hiện tiếp những bước tiếp theo.
Trong mục cài đặt chung, bạn tiến hành chọn mạng lưới mà mình muốn hiển thị quảng cáo. Qua đó, nếu bạn mong muốn tiếp cận khách hàng thông qua các truy vấn tìm kiếm trên Google, bạn sẽ chọn mục mạng tìm kiếm (Search Network).
Ngược lại, nếu bạn muốn thu hút khách hàng thông qua những hiển thị trên trang web, video…, bạn sẽ chọn mục Mạng hiển thị (Display Network).
Tiếp theo, để quảng cáo của bạn hiển thị đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn hãy nhắm mục tiêu quảng cáo thông qua các chế độ sau:
Xác định mức ngân sách cho một ngày
Việc đặt ngân sách cho chiến dịch quảng cáo cần được xem xét, điều chỉnh và phân bổ hợp lý. Hãy tính toán chi phí quảng cáo mà doanh nghiệp có thể chi trả trong tháng và chia cho 30 ngày để tính mức chi phí quảng cáo hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu bạn thiết lập chế độ chỉ chạy quảng cáo trong những ngày cụ thể, ví dụ như Thứ 2, Thứ 3, … hãy tính tổng số ngày cần chạy trong một tháng và lấy tổng ngân sách chia cho số ngày đó để thiết lập mức ngân sách trung bình cho một ngày chạy quảng cáo.
Đặt giá thầu cho chiến dịch quảng cáo
Giá thầu là mức chi phí tối đa cho mỗi lượt truy cập quảng cáo. Với giá thầu cao, bạn có thể thu hút số lượng người truy cập nhiều hơn so với giá thầu thấp. Điều này giúp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào đặt giá thầu cao cũng tối ưu được hoạt động của quảng cáo. Bởi nếu không được điều chỉnh hợp lý, việc đặt mức giá thầu cao có thể tiêu tốn của doanh nghiệp khá nhiều ngân sách không cần thiết.
Do đó, hãy cân nhắc hợp lý các khoản chi phí và lựa chọn giá thầu phù hợp với tài chính của doanh nghiệp bạn nhé!
Đặt lịch trình quảng cáo giúp bạn có thể thoải mái sắp xếp tiến trình hoạt động của các chiến dịch theo ngày, giờ bạn mong muốn.
Ví dụ, nếu bạn tìm hiểu được đa phần khách hàng tiềm năng của mình thường sử dụng trình duyệt Google vào khoảng 7 giờ đến 9 giờ tối, bạn có thể lên lịch cho quảng cáo chỉ chạy vào khung giờ này.
Điều này giúp cho quảng cáo của bạn hoạt động tối ưu nhất, tiếp cận được nhiều khách hàng nhất mà không cần tiêu tốn chi phí quảng cáo cho những khung giờ thấp điểm khác.
Bên cạnh những tính năng cài đặt trên, bạn có thể tham khảo thêm những tiện ích mở rộng quảng cáo vô cùng hiệu quả sau:
Tiện ích mở rộng liên kết trang web (Sitelink Extensions): tiện ích này cho phép bạn có thể hiển thị đến 4 liên kết bổ sung cho quảng cáo của doanh nghiệp, giúp bạn tiếp thị được nhiều sản phẩm hơn trong mỗi liên kết quảng cáo của mình.
Tiện ích chú thích (Callout Extensions) : giúp làm nổi bật những điểm đặc biệt về sản phẩm của doanh nghiệp như lợi thế cạnh tranh, chiết khấu và khuyến mãi,… thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tiện ích mở rộng cuộc gọi (Call Extensions): tiện ích này cho phép bạn kết nối quảng cáo với số điện thoại của doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp mà không cần điều hướng đến trang web của bạn.
Sau khi đã thiết lập các tiện ích cho chiến dịch quảng cáo, bạn hãy chọn lọc nhóm quảng cáo và từ khóa phù hợp cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả của chiến dịch.
Để việc xây dựng hệ thống từ khóa được dễ dàng, bạn có thể sử dụng Google Keywords Planner – một công cụ tuyệt vời giúp bạn hệ thống các từ khóa liên quan một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Hãy tiến hành tạo quảng cáo đầu tiên của bạn bằng cách bổ sung các dữ liệu sau:
Sau khi đã hoàn tất việc tạo tài khoản cũng như thiết lập chiến dịch quảng cáo đầu tiên của doanh nghiệp, bạn hãy nhập thông tin về tài khoản thanh toán như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ ngân hàng, … để Google bắt đầu chạy chiến dịch quảng cáo Google Ads.
Nếu bạn có mã giảm giá, khuyến mãi,… hãy nhập mã trước khi nhấn nút thanh toán để hưởng những lợi ích tuyệt vời từ Google nhé!
Bạn đã bao giờ bạn ưng ý các sản phẩm nào đó và đưa chúng vào giỏ hàng nhưng chưa vội mua ngay, sản phẩm này lại hiển thị trên facebook hay các trang web mà bạn truy cập, khiến bạn nhớ đến nó và quyết định mua?
Nếu có, bạn chính là đối tượng khách hàng được Google tìm kiếm thông qua chiến dịch Tiếp thị lại – Remarketing Google rồi đấy
Theo các chuyên gia, có đến 70% người tiêu dùng không chọn mua sản phẩm ngay từ lần đầu tiên tìm kiếm do còn phân vân nhiều điều như chưa đủ kinh tế, cần tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh, …
Chiến dịch Remarketing giúp nhắc khách hàng về sản phẩm, cung cấp thông tin bổ ích và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng tiềm năng. Đừng quên thực hiện Remarketing khi chạy quảng cáo Google Ads để đạt hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp của bạn!
Để sản phẩm hay doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận được với nguồn khách hàng phù hợp thông qua các chiến dịch quảng cáo, trước tiên, bạn cần xây dựng ít nhất một trang web được thiết kế chuẩn SEO với càng đầy đủ thông tin về sản phẩm càng tốt.
Khách hàng khi truy cập vào quảng cáo có thể xem thông tin chi tiết về các sản phẩm khác trên trang web của bạn. Để tiến hành chiến dịch một cách thuận lợi, hãy chuẩn bị tài khoản Google Ads và sử dụng thẻ Visa/Master để thanh toán chi phí quảng cáo cho Google một cách dễ dàng!
Quảng cáo Google Ads được tính tiền dựa trên số lượt nhấp chuột vào quảng cáo. Do đó, bạn cần tính toán và phân bổ nguồn ngân sách hợp lý để tối ưu chi phí trên mỗi lần nhấp chuột, giúp tiết kiệm tài chính cũng như mang lại hiệu quả nổi bật nhất cho doanh nghiệp.
Google Ads là một nền tảng Marketing hàng đầu thế giới, mang đến bước tiến đột phá trong ngành. Nó giúp mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng tiềm năng của mọi doanh nghiệp thông qua nền tảng trực tuyến.
Để đạt hiệu quả mong muốn trong chiến dịch Quảng cáo Google Ads, đội ngũ thực hiện cần kiến thức về tối ưu quảng cáo, từ khóa, chiến dịch và trang đích. Hãy trang bị kiến thức và kinh nghiệm trước khi thực hiện chiến dịch Google Ads.
Triển khai SEO cho website đòi hỏi thời gian để đạt hiệu quả trong các chiến dịch Marketing. Vì vậy, nếu bạn mới bắt đầu, hãy chọn chạy Google Ads để nhanh chóng tiếp cận thị trường và thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi đã có được thị trường ổn định, bạn có thể cân nhắc triển khai đồng thời cả Google Ads lẫn SEO cho website để các chiến dịch quảng cáo đạt được kết quả tốt nhất.
Chạy quảng cáo Google Ads là một trong số những phương thức quảng cáo hiệu quả hàng đầu trên toàn thế giới, mang lại những thành tựu nổi bật cho các đối tác. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể làm chủ được Google Ads và tạo cho doanh nghiệp mình những chiến dịch quảng cáo tối ưu nhất.
Tôi là Thanh, hiện nay đang đảm nhận vị trí Paid Media Manager tại FIEX Marketing. Với 3 năm kinh nghiệm trong Paid Media, nhiệm vụ của tôi chính là giúp các khách hàng phát triển chiến lược Digital của họ bằng các kênh quảng cáo có trả phí như Google Ads, Facebook Ads, Social Media Ads,... Từ đó, giúp khách hàng tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược kĩ thuật số hiệu quả.