Hiện nay, tiếp thị qua các kênh truyền thông không còn hoạt động hiệu quả như trước nữa.
Sự ra đời của Internet đã và đang dần làm thay đổi sâu sắc các phương thức kinh doanh. 16 năm trước khi Internet vẫn còn sơ khai, khi Facebook chưa tồn tại và MySpace mới ra mắt.
Thời đó, các doanh nghiệp cố gắng tiếp cận khách hàng bằng cách quảng cáo trên các báo in, gửi thư giấy trực tiếp, quảng cáo trên tivi,…
Ngày nay, người tiêu dùng và khách hàng B2B đã không còn bị thu hút và thuyết phục bởi những quảng cáo “push” như vậy nữa.
Thay vào đó, khách hàng nắm toàn quyền quyết định những gì mình nhìn thấy, khi nào, ở đâu và qua phương tiện nào. Khi suy nghĩ về các thách thức và vấn đề của mình, họ sử dụng tìm kiếm online và mạng xã hội để tìm kiếm thông tin và đánh giá sản phẩm, cũng như kết nối với đồng nghiệp, bạn bè xung quanh.
Trên thực tế, 94% khách hàng B2B tìm kiếm online trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Điều này khiến cho các chiến lược quảng cáo truyền thống trở nên lỗi thời và không còn hiệu quả.
Và trong bài viết này, tôi sẽ cho bạn biết lý do vì sao Inbound marketing có thể soán ngôi Traditional marketing và trở thành phương thức tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay!
Nhưng trước tiên thì bạn cần biết được…
Inbound marketing là một phương pháp kinh doanh thu hút khách hàng bằng cách tạo ra nội dung và trải nghiệm riêng biệt phù hợp với khách hàng.
Nếu như Outbound marketing làm gián đoạn trải nghiệm người dùng với nội dung mà họ không phải lúc nào cũng mong muốn, thì Inbound Marketing đưa ra lời giải đáp mà khách hàng đang tìm kiếm và giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải.
Chính yếu tố này khiến cho Marketing Inbound được xem là phương pháp tiếp thị có tỷ lệ chuyển đổi cao đồng thời gia tăng được tỷ lệ khách hàng yêu mến thương hiệu doanh nghiệp.
Phương pháp luận Inbound hướng đến phát triển doanh nghiệp bằng cách xây dựng mối quan hệ ý nghĩa và lâu dài với đối tượng tiềm năng và khách hàng. Đây cũng là một trong các phương pháp Marketing online hiệu quả nhất.
Bằng việc đưa ra lời giải đáp cho các câu hỏi của đối tượng tiềm năng, Inbound marketing sẽ giúp họ giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu đề ra trong suốt quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp.
Cụ thể, toàn bộ quá trình này được Inbound Marketing thực hiện qua 4 giai đoạn sau:
1. Thu hút (attract): Thu hút đúng đối tượng tiềm năng vào website bằng nội dung hữu ích. Lúc này, doanh nghiệp cần đóng vai trò là một chuyên gia cố vấn đáng tin cậy đối với đối tượng tiềm năng này.
2. Chuyển đổi (convert): Chuyển đổi đối tượng tiềm năng thành lead bằng cách trình bày các thông tin chi tiết và giải pháp phù hợp với khó khăn của đối tượng, đồng thời yêu cầu họ để lại thông tin liên hệ (để có thể nhận thêm các thông tin liên quan về vấn đề họ đang gặp phải).
Khi đã có thông tin về lead, bạn sẽ tiến hành:
3. Chốt doanh số (close): Bằng cách tạo ra offer phù hợp với khách hàng tiềm năng
4. Làm hài lòng (delight): Khi lead trở thành khách hàng thực sự, inbound marketing sẽ tiếp tục công việc làm hài lòng những khách hàng này để họ tiếp tục mua hàng và giới thiệu doanh nghiệp bạn cho những người khác.
Hãy cùng đi sâu hơn vào phân tích 4 giai đoạn Marketing Inbound này nhé!
Để thu hút đối tượng tiềm năng đến với website, bạn cần xuất bản blog hoặc ebook, hướng dẫn, các tip liên quan, hữu ích đối với những truy vấn của khách hàng.
Loại thông tin mà đối tượng tiềm năng đang tìm kiếm phụ thuộc vào vị trí của họ trong hành trình mua hàng. Do đó, phạm vi nội dung bạn cung cấp cần phải giải quyết từng bước trong hành trình: Nhận thức, Cân nhắc và Quyết định.
Để phát triển nội dung đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mỗi giai đoạn nêu trên, bạn cần xem xét 2 yếu tố: chân dung người mua (buyer personas) và hành trình khách hàng (buyer’s journey maps):
Để phát triển chân dung khách hàng tiềm năng, bạn cần có sự thống nhất (giữa các team marketing, sale, chăm sóc KH) về việc ai là đối tượng tiềm năng. Đối với những marketer đã nắm rõ tháp nhu cầu Maslow trong marketing thì bước này sẽ dễ dàng hơn.
Kế đến bạn cần nghiên cứu kĩ hơn về họ.
Xem xét yếu tố nhân khẩu học (demographic) thôi thì chưa đủ để tiếp thị sản phẩm của mình một cách hiệu quả, bạn cần hiểu họ đến từng chi tiết một về các yếu tố:
Việc tạo ra hành trình khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra chân dung người mua, cho phép bạn điều chỉnh nội dung (câu trả lời) phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm năng (câu hỏi) khi họ trải qua từng giai đoạn: Nhận thức, Cân nhắc và Quyết định trong hành trình mua hàng.
Mỗi khách hàng tiềm năng sẽ có những suy nghĩ và hành xử khác nhau. Bằng hành trình khách hàng, bạn phải tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi như sau:
Sau khi phác thảo chân dung người mua và hành trình người mua, bạn bắt đầu tiếp cận họ
Trong giai đoạn thu hút người mua, nội dung phải đầy đủ để giải quyết các vấn đề và nhu cầu của khách hàng tiềm năng khi họ truy vấn thông tin. Loại nội dung này được gọi là ToFu content – nội dung đầu phễu.
Sau đó khi tạo nội dung, bạn có thể sử dụng blog, mạng xã hội và email để quảng bá nội dung của mình:
Khi bạn đã thu hút khách truy cập vào website của mình, bước tiếp theo chính là tạo call-to-action hấp dẫn.
Khi click vào CTA, đối tượng tiềm năng sẽ được chuyển vào trang đích. Tại đây, họ sẽ để lại thông tin cá nhân (như email, tên, …) để nhận được thông tin hữu ích. Đây chính là thời điểm khách truy cập trở thành khách hàng tiềm năng.
Giai đoạn chuyển đổi được chia thành 3 mảng khác nhau:
Đánh giá khách hàng tiềm năng chính là xác định mức độ phù hợp của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Ở bước này, bạn sẽ đánh giá hành vi khách hàng để phân khúc họ thành các tệp nhỏ hơn. Nhờ đó bạn có thể gửi những nội dung phù hợp với từng đối tượng. Thậm chí, bạn cũng có thể nhận biết được thời điểm thích hợp để liên hệ trực tiếp với khách hàng.
Một phương pháp khác để xác định mức độ đạt đủ tiêu chuẩn chính là xác định thông qua MQL và SQL:
Doanh nghiệp sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá xem một lead là MQL hay SQL. Tuy nhiên, nhìn chung thì:
Ở bước này, bạn cần xem lại khách hàng tiềm năng quan tâm đến nội dung/topic gì bằng 2 cách trả lời câu hỏi:
Bạn có thể gửi các nội dung phù hợp (ví dụ như email chứa các tip hoặc ebook) liên quan đến những gì mà họ đã thể hiện sự quan tâm.
Khi được cung cấp thêm các nội dung chuyên sâu hơn về topic mình quan tâm, khả năng cao họ sẽ chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
Chiến dịch inbound marketing nên được đo lường hiệu quả và tối ưu liên tục.
Thực hiện các sửa đổi cần thiết nhằm đảm bảo website, email hay các kênh mạng xã hội,… đang đi đúng với mục tiêu, đúng thời điểm và đúng thông điệp. Điều đó đồng nghĩa với việc mọi phần trong chiến dịch inbound marketing của bạn được tối ưu hóa hoàn toàn.
Mục tiêu của bước này chính là chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự.
Sử dụng toàn bộ các dữ liệu bạn đã thu thập được về lead ở 2 giai đoạn trước đó, bạn cần nắm được:
Hãy nhớ rằng không phải tất cả các khách hàng đều sẵn sàng để mua hàng.
Đưa ra offer và chốt sale sai thời điểm sẽ khiến khách hàng tiềm năng e dè và đề phòng bạn (dù rằng sản phẩm của bạn chính là thứ mà họ cần). Đợi thời cơ “chín muồi” khi khách hàng đã sẵn sàng và tư vấn Marketing cho họ, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt!
Chốt sale chưa hẳn là công việc cuối cùng. Bởi vì, sau khi bán hàng, bạn phải liên tục cung cấp giá trị cho khách hàng hiện tại. Họ sẽ trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu thương hiệu của bạn cho những người khác.
Mặc dù làm hài lòng khách hàng là bước cuối cùng của 4 giai đoạn Inbound Marketing, nhưng đây là bước quan trọng trong nguyên lý 80/20.
Việc chăm sóc khách hàng chỉ chiếm 20% công sức nhưng lại đem đến 80% hiệu quả cho doanh nghiệp. Khách hàng lúc này đã tin tưởng chọn lựa bạn, và họ cũng sẵn sàng để được upsell hoặc cross-sell trong tương lai.
Tiếc thay, nhiều doanh nghiệp sau khi có được khách hàng rồi lại bỏ qua bước này. Đây chính là một lãng phí rất lớn!
Thành hay bại của chiến lược Inbound Marketing phụ thuộc vào website doanh nghiệp.
Website chính là công cụ bán hàng 24/7 của bạn, là cầu nối giữa bạn và khách hàng tiềm năng.
Để có được một website hoàn hảo và đáp ứng các tiêu chí của inbound marketing, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau đây:
SEO giúp cho khách hàng tiềm năng tìm đến được với website của bạn.
Bạn cần phát triển website và nội dung phù hợp với những truy vấn của khách hàng.
Khi người dùng tìm kiếm từ khóa, Google sẽ phân tích tất cả các website có thông tin liên quan. Sau đó, đề xuất những website mà nó đánh giá là có nội dung hữu ích, liên quan đến những gì khách truy cập đang tìm kiếm.
Quá trình chỉnh sửa website thân thiện với công cụ tìm kiếm được gọi là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay còn gọi là SEO.
SEO sử dụng các công cụ và phương pháp để tăng số lượng và chất lượng lưu lượng truy cập vào website một cách tự nhiên (không cần phải nhờ vào quảng cáo trả phí)
Viết blog là hình thức có tác động lớn nhất được tất cả mọi inbound marketer áp dụng để thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Thường xuyên xuất bản những blog với nội dung chất lượng, có giá trị sẽ giúp tăng khả năng hiển thị của website, từ đó cải thiện thứ hạng của website.
Ngoài ra, viết blog cũng một cách tăng uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Vì lúc này, doanh nghiệp đóng vai trò như một chuyên gia, một người đồng hành giúp đỡ khách hàng tiềm năng giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu.
Blog thường viết về một chủ đề cụ thể khá cơ bản, khá lý tưởng để thu hút đối tượng tiềm năng trong giai đoạn thu hút.
Thông thường, tại các blog này cũng sẽ chèn thêm các nút CTA dẫn đến những chuyên sâu hơn giúp khách hàng thỏa mãn tính tò mò của họ. Khi click vào các nút CTA, họ sẽ được dẫn đến landing page và để lại thông tin cá nhân vào form để nhận được nội dung chuyên sâu đó. Lúc này, họ chính thức trở thành lead của bạn!
Như đã đề cập ở phần trên, nội dung chuyên sâu đóng vai trò là MoFu content (nội dung giữa phễu) cũng là công cụ giúp bạn chuyển đổi đối tượng tiềm năng thành lead.
Khi họ điền thông tin vào form đăng ký nhận nội dung chuyên sâu, bạn sẽ có được thông tin của đối tượng tiềm năng để chuẩn bị nuôi dưỡng họ sau này.
Mặt khác, tập trung chia sẻ vào một chủ đề chuyên sâu và đều đặn gửi nội dung đến đối tượng tiềm năng là cách mà bạn có thể chứng minh được chuyên môn của mình.
Người ta ước tính, traffic truy cập vào các video sẽ chiếm khoảng 80% lượng traffic của người dùng Internet vào năm 2021. Truyền tải nội dung trực quan và nhanh chóng là những ưu điểm của video so với các hình thức khác.
Loại Video ở chiến dịch Inbound Marketing và Outbound Marketing không hề giống nhau. Với Outbound Marketing sẽ là các video quảng cáo trên TV, OOH,… nêu bật tính năng, đặc điểm hay ưu đãi nổi bật để đánh thẳng đến thông điệp trọng tâm.
Còn dưới đây là 3 loại video thường được Inbound Marketer sử dụng:
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thường cho rằng khách hàng của họ không sử dụng các trang mạng xã hội. Điều này cơ bản là không đúng.
Tuy nhiên, khi nói đến việc chọn lựa kênh mạng xã hội để quảng bá nội dung, một số kênh sẽ phù hợp với doanh nghiệp sản xuất hơn so với những kênh khác:
Ví dụ:
Mặc dù Digital Ads được xem là phương pháp Outbound Marketing, nhưng nó rất thường được sử dụng để “khuếch tán” độ hiệu quả của chiến dịch Inbound ban đầu.
Vì khi publish các blog trên website, bạn sẽ cần chờ một khoảng thời gian nhất định (từ 3 tháng) để blog được Google index và đạt hiệu quả tối ưu. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp sử dụng quảng cáo để tăng mức độ hiển thị của content trong khoảng thời gian chờ đợi này.
Lượt click từ những quảng cáo chính là tiền đề hỗ trợ cho lượng truy cập tự nhiên sau này.
Nếu doanh nghiệp bạn muốn triển khai hình thức này thì nên tìm công ty quảng cáo Google Adwords chuyên nghiệp, bởi họ am hiểu về các thuật toán của Google, cũng như sẽ giúp tối ưu ngân sách và mang về doanh thu cao từ kênh Pay-Per-Click này.
Email marketing cho phép bạn quảng bá các blog mới cho người đăng ký blog.
Bên cạnh đó, bạn có thể gửi nội dung nâng cao mới cho những người đã subscribe qua email.
Workflow chi tiết sẽ tự động xác định những khách hàng tiềm năng và gửi nội dung phù hợp, với trình tự và tần suất gửi email được quyết định trước.
Dịch vụ Marketing trọn gói chuyên nghiệp, hiệu quả và đặc biệt, cam kết doanh số tăng trưởng theo từng tháng là điều mà doanh nghiệp bạn đang cần lúc này.
Liên hệ với phòng Marketing thuê ngoài FIEX để được tư vấn ngay về giải pháp Marketing tổng thể 2021!
Khi bạn đã thực hiện trọn vẹn các bước trên, khách hàng tiềm năng sẽ tìm đến.
Lúc này, bạn cần kết nối team Marketing và Sale của mình! Cần có một kế hoạch rõ ràng về việc ai làm gì, quy định rõ ràng về cách tương tác với khách hàng tiềm năng khi họ đã “gia nhập” vào hệ thống của bạn.
Việc set up một quy trình và tiêu chuẩn phối hợp làm việc liên phòng ban giữa Sale và Marketing sẽ xóa bỏ những kỳ vọng không xác định giữa 2 team và các thành viên trong nhóm với nhau.
Mặt khác, bạn cũng chấm dứt tình trạng lãng phí công sức theo đuổi các khách hàng tiềm năng giá trị thấp và nhầm lẫn quy trình làm việc.
Trong bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Inbound Marketing là gì? Và phương pháp cụ thể để tiến hành Marketing Inbound cho doanh nghiệp mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích cho công việc của bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số bài viết chi tiết về các hình thức, thuật ngữ Marketing hiện nay để cập nhật đầy đủ kiến thức inbound marketing cho mình và mang lại hiệu quả công việc nhé! Ví dụ như tìm hiểu Digital Marketing, Wifi Marketing, Facebook Marketing, Viral Marketing…
Chúc bạn thành công!
Nguồn tham khảo:
Tôi là Hồ Kim Thu, hiện là CEO của FIEX. Với hơn 7+ năm theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu và thực chiến trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp SMBs của Việt Nam có được một bộ máy Marketing ổn định, bền vững phát triển doanh thu và khách hàng cho chính họ. Với kiến thức và kinh nghiệm lên chiến lược Marketing Online tổng thể, tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho cộng đồng marketer Việt Nam.