Hướng dẫn cách chèn Fanpage vào website từ A - Z - FIEX Marketing

Hướng dẫn cách nhúng Facebook vào website từ A – Z

Không chỉ giúp phát triển song song cả việc bán hàng thông qua Facebook lẫn tăng khả năng tiếp cận của Fanpage nhờ website, nhúng Facebook vào website còn là cách giúp khách hàng tìm hiểu nhiều hơn về doanh nghiệp bạn và gắn bó lâu dài (nếu bạn có chiến lược Business Facebook Marketing nuôi dưỡng hiệu quả).

Bởi vì trong thời đại kinh doanh ngày nay, đa số khách hàng đều tìm kiếm sản phẩm/ doanh nghiệp trên Google và kết nối với bạn bè, theo dõi thương hiệu họ thích trên mạng xã hội tỷ dân – Facebook.

Vậy làm cách nào để Fanpage của bạn xuất hiện trên website? Và xuất hiện đúng mục đích: tăng like, share bài viết, tăng lượt xem video,…?

Tất cả đều có trong bài viết Hướng dẫn cách chèn Fanpage vào website dưới đây, hãy xem nhé!

Lợi ích của Fanpage Facebook 

Bên cạnh sự thật mà ai cũng biết, rằng Facebook là nền tảng xã hội được sử dụng vô cùng rộng rãi, có đến 7 tỷ người sử dụng nền tảng này trên toàn cầu và hơn 69 triệu người sử dụng tại Việt Nam, thì tôi có một vài con số ấn tượng khi nhúng Facebook vào website mà bạn có thể sẽ thích:

  • Các website truyền thông khi được tích hợp với Facebook sẽ có referral traffic (traffic website đến từ một trang web khác) trung bình tăng 300%.
  • Website NHL.com cho biết người dùng truy cập từ Facebook dành nhiều thời gian đọc bài hơn 85%, đọc thêm nhiều bài hơn 90% và xem video nhiều hơn 85% so với người dùng không đến từ Facebook.
  • Website Giantnerd.com thì đã thấy doanh thu từ Facebook tăng 100% trong vòng hai tuần sau khi thêm nút Thích Fanpage vào website.
  • Các nghiên cứu khác đến nay đã cho rằng tích hợp Facebook vào website giúp tăng lưu lượng truy cập đến web, khi người dùng tương tác với các trang web và tăng thêm earned media – các kênh lan tỏa tự nhiên cho Doanh nghiệp thông qua đề cập và chia sẻ nội dung một cách chủ động.

Đây là các số liệu thống kê dưới đây đã được Search Engine Land tổng hợp trên Facebook khi nghiên cứu các website truyền thông được tích hợp các nút like, share,… của Facebook vào website.

Nếu doanh nghiệp bạn sở hữu Fanpage trên Facebook, thì chắc chắn bạn nên liên kết nó với website của mình để người truy cập có thể dễ dàng kết nối. Fanpage sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Ngoài ra nó là nơi lý tưởng để doanh nghiệp nuôi dưỡng niềm tin và tương tác với khách mua hàng một cách gần gũi hơn.

Cách chèn Facebook vào website đơn giản, nhanh chóng

Thêm Fanpage vào website khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ngay hướng dẫn chèn Fanpage Facebook vào website dưới đây.

Đầu tiên bạn sẽ cần lấy code của Facebook trước, để lấy code bạn chỉ cần làm 3 bước đơn giản sau:

Bước 1: Bạn truy cập link Page Plugin của Facebook và đăng nhập Facebook của Doanh nghiệp. Nếu Doanh nghiệp bạn chưa có Fanpage thì hãy tiến hành thiết lập Fanpage theo hướng dẫn trước đã nhé.

Bước 2: Có một hộp thông tin sẽ hiển thị như bên dưới:

cách chèn Fanpage vào website
Cách chèn Fanpage vào website

Bạn có thể tùy chọn kích thước hiển thị tại ô chiều rộng và chiều cao.

Ngoài ra bạn cũng có thể chọn cách mà Facebook của bạn hiển thị bằng cách tùy chọn các ô như:

  • Sử dụng tiêu đề nhỏ 
  • Phù hợp với chiều rộng vùng chứa plugin
  • Ẩn ảnh bìa : Ẩn ảnh bìa của trang
  • Hiển thị khuôn mặt bạn bè: hiển thị những bạn bè của người truy cập like trang của bạn

Nếu bạn không chắc chắn cái nào tốt hơn, bạn hoàn toàn có thể tick vào và xem cách nó hiển thị. Nếu không thích bạn có thể bỏ tick nhé.

Bước 3: Sau khi đã thiết lập xong, bạn chọn Lấy mã. 

  • Lưu ý: Bạn nên chọn iFrame làm code chèn Fanpage vào web để dễ dàng thao tác hơn nhé.

Bây giờ bạn có thể chép đoạn mã này và chèn vào website rồi đó.

code chèn Facebook vào website
Minh họa cách lấy code chèn Facebook vào website

Cách chèn Facebook vào Website WordPress

Hiện tại có khá nhiều trang web được xây dựng trên nền tảng WordPress, nên chắc chắn tôi không thể thiếu cách nhúng Fanpage Facebook vào Website WordPress.

Bước 1: Bạn truy cập vào trang Admin WordPress

Bước 2: Ở thanh Menu bên trái, bạn chọn Giao diện và sau đó chọn Widget

Bước 3: Bạn chọn Footer để chèn code iFrame Facebook đã copy ở trên. 

Thông thường website sẽ chia các footer ra nhiều phần (có thể là 3,4 hoặc 5 phần). Tùy vào thiết kế website và sở thích mà bạn có thể chọn mẫu footer tương ứng. Ví dụ bên dưới tôi chọn footer 2:

code chèn Fanpage vào web
Code chèn Fanpage vào web ở footer 2

Bạn mở ô Footer 2 > Chọn văn bản và dán code facebook vào ô văn bản (lưu ý là ô văn bản, không phải ô title nhé). Sau đó nhấn Hoàn thành > Lưu thay đổi. Thế là bạn đã chèn được fanpage Facebook vào website WordPress rồi.

Nếu bạn đã làm đúng các bước trên nhưng Fanpage vẫn không hiển thị, thì đừng lo lắng. Tôi sẽ giải thích cho bạn ở cuối bài. Còn bây giờ là hướng dẫn cách nhúng Facebook vào website CMS khác.

Cách chèn Fanpage Facebook vào Website CMS khác

Đối với các website CMS khác như Joomla, Drupal hay Blogger, bạn làm các bước như sau.

  • Website Joomla/Drupal

Đầu tiên bạn sẽ cần tạo một module trong Joomla ở dạng Custom. Sau đó bạn cũng chèn đoạn code Facebook vào tương tự như cách làm wordpress và lưu lại.

Ngoài ra, bạn có thể tải về các Fanpage Facebook plugin, phần mở rộng của nó có hỗ trợ tích hợp Fanpage vào website đó.

  • Blogger

Ở đây bạn sẽ cần vào Bố cục, chọn phần Thêm tiện ích > Chọn HTML/Javascript và dán đoạn code vào ô Nội dung. Tiếp theo bạn đặt tên cho phần Tiêu đề > Lưu lại. Thế là bạn đã thêm Fanpage vào website thành công rồi.

Cách nhúng Facebook vào website cho các nút, video, bài đăng

Nhúng các nút

Thống kê cho thấy người dùng Facebook rất thích tương tác với bạn bè hoặc thương hiệu mà họ theo dõi. Số liệu cho thấy người dùng thường để lại khoảng 5 tỷ bình luận mỗi tháng và họ cũng thích nhấn like cho các bài viết.

Bạn có nhớ một ngày đã nhấn like bao nhiêu bài viết không? Tôi chắc là bạn cũng không thể nhớ nổi. 

Việc nhấn thích xảy ra rất tự nhiên, vì thế việc thêm các nút Thích/ Chia sẻ/ Gửi hay nút Lưu và trang web sẽ giúp bạn nhận được tương tác dễ dàng hơn đó.

1. Nút Thích

Có đến 4 triệu lượt thích mỗi phút trên Facebook. Bạn có thể thêm nút thích của Fanpage lên Website để người truy cập có thể chia sẻ cảm nhận của họ về nội dung của bạn.

Bạn có thể truy cập vào trang tạo nút thích (Like Buttton) để tạo mã.

Cách tạo hết sức đơn giản, bạn chỉ cần thiết lập kiểu nút mà bạn muốn và nhấn vào nút lấy mã là được.

chèn like Facebook vào website
Cách chèn like Facebook vào website

Facebook sẽ cung cấp cho bạn hai đoạn mã riêng biệt là SDK Javascript và iFrame để bạn tiện sử dụng.

Cách chèn like Facebook vào website cũng giống như chèn Fanpage vào web, bạn nên dùng code iFrame Facebook để dễ thao tác hơn nhé.

Tùy thuộc vào thiết kế trang web, bạn có thể đặt một hoặc nhiều nút. Tuy nhiên, đừng đặt nhiều quá sẽ khiến người xem khó chịu đấy.

2. Nút Chia sẻ

Người dùng thường thể hiện sự yêu thích một bài viết bằng cách nhấn nút like, tuy nhiên cũng có nhiều người thích việc chia sẻ bài viết. Nút chia sẻ (Share Button) sẽ cho phép người dùng thêm caption, ý kiến cá nhân trong khi chia sẻ thông tin.

Việc này sẽ giúp cho bài viết trên website của bạn được lan tỏa đến nhiều người hơn, liên kết với nhiều khách hàng mới hơn.

Tương tự như nút thích, bạn có thể truy cập vào trang tạo nút chia sẻ để tạo mã.

chèn Facebook vào website
Tạo và chèn nút share Facebook vào website

Ngoài ra, nếu bạn muốn chú trọng vào sự tiện dụng cho khách truy cập bằng thiết bị di động, thì bạn có thể truy cập vào hộp thoại cho iOS hoặc Android

3. Nút gửi

Nút gửi (Send Button) cũng tương tự như nút chia sẻ. Khác biệt ở đây là nó sẽ mang tính riêng tư hơn, bạn có thể gửi qua Messenger cho người mà bạn muốn chia sẻ thông tin. 

Trước đây nút gửi được Facebook cho phép hoạt động tuy nhiên với bản phát hành API Đồ thị phiên bản 2.11 thì Facebook đã loại bỏ tính năng này.

Điều này có thể vì lí do lo ngại việc những người dùng Facebook nhận được các liên kết gửi không an toàn chăng?

nhúng Fanpage vào website
Tạo và nhúng nút send Facebook vào website

4. Nút Lưu

Nút Lưu cho phép người theo dõi lưu các mục, bài viết hoặc trang trong một danh sách riêng tư. Thông thường, họ thường lưu lại để xem sau (khi có thời gian). 

Ví dụ: Khách hàng nhìn thấy một chiếc áo sơ mi dễ thương trên trang của bạn và muốn lưu lại để xem hoặc mua sau, bởi vì khi họ xem bài viết của bạn họ chưa có thời gian. Lúc này, nút lưu phát huy tác dụng của nó.

Người xem không cần phải bỏ ra nhiều công sức để “lưu” bài viết của bạn lại. Từ đó khả năng bạn có khách mua hàng lại cao hơn rồi.

Một điều thú vị nữa, nút lưu sẽ thông báo lại cho khách hàng của bạn nếu họ quên không mở liên kết ra xem sau này. 

Bạn có thể tạo nút lưu ngay tại nút lưu Facebook (Save Button) như sau:

chèn Fanpage Facebook vào website
Chèn nút save Facebook vào web

Nhúng trình phát video trực tiếp

Từ khi Facebook ra mắt Watch trong giao diện, người dùng đã dành rất nhiều thời gian trong khi lên Facebook để xem video.

Thực tế, trong 5 video xuất hiện trên Facebook thì lại có 1 video là phát trực tiếp. Nếu doanh nghiệp/ cửa hàng của bạn cũng sử dụng loại video livestream này và muốn nhúng mã vào trong trang web thì hãy làm theo bước sau đây:

  • Chọn URL của video bạn muốn hiển thị
  • Dán URL vào Trình cấu hình mã
  • Nhấp vào “Lấy mã”
hướng dẫn chèn Fanpage Facebook vào website
Hướng dẫn chèn video Livestream Facebook vào website

Sau đó bạn sử dụng đoạn mã này và dán vào trang web đích.

Ngoài ra bạn cũng có thể chuyển mã theo cách thủ công từ một bài đăng video. Bạn chỉ cần chọn “embed video/ nhúng video” ở menu tùy chọn trên đầu nội dung là được. Tiếp theo, bạn dùng đoạn mã này để dán vào trang web là xong rồi. 

Có một lưu ý nhỏ: Video này sẽ cần được đặt ở chế độ công khai trên Facebook để có thể hiện thị trên trang web bạn nhé. 

Bên cạnh hai cách trên, bạn cũng có thể sử dụng Fanpage Facebook Plugin phát video để thêm Facebook JavaScript SDK vào trang của mình.

Cách nhúng bài đăng Facebook vào website

Nhúng bài đăng Facebook – cách cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Việc nhúng bài viết sẽ giúp bạn tiếp cận người đọc một cách đơn giản, nhanh chóng hơn. 

Người đọc có thể đọc bài đăng của bạn thông qua website mà không cần phải di chuyển hay điều hướng sang một trang khác. Nếu tò mò, họ cũng hoàn toàn có thể truy cập bài đăng thông qua link nhúng để tương tác với Fanpage.

Để nhúng bài đăng fanpage vào website, bạn truy cập vào trang Embedded Posts của Facebook và điền URL bài viết cùng chiều rộng pixel mong muốn như bên dưới đây. Sau đó chọn lấy mã nhúng nhé!

nhúng Fanpage Facebook vào website
Nhúng bài viết Fanpage Facebook vào website

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng cách đơn giản hơn để lấy link nhúng. Tương tự như nhúng video:

  • Chọn bài đăng bạn muốn nhúng
  • Nhấn vào menu tùy chọn bên góc phải và chọn embed post/ nhúng bài đăng
  • Sao chép và dán mã vào blog hoặc website của bạn

Khắc phục lỗi không hiển thị Fanpage trên Website

Trong quá trình chèn Facebook vào website hay nhúng nút like/share/send/save hoặc bài viết, đôi khi cũng có tình trạng bài/ Fanpage không hiển thị sau khi bạn đã dán mã.

Lỗi này có thể do các nguyên nhân sau đây:

Fanpage của bạn ở chế độ hạn chế tuổi và quốc gia

Đây là lỗi phổ biến nhất thường gặp khi Fanpage không hiển thị trên Website. Bạn chỉ cần chỉnh sửa lại giới hạn của tuổi và quốc gia thành tất cả mọi người là được nhé.

Fanpage giới hạn độ tuổi và quốc gia
Fanpage giới hạn độ tuổi và quốc gia

Trang chưa bật chế độ hiển thị

Nếu bạn đã chỉnh sửa giới hạn tuổi và quốc gia nhưng Fanpage vẫn không hiển thị, vậy bạn nên tiếp tục kiểm tra “chế độ hiển thị Trang”

Bật chế độ hiển thị trang
Bật chế độ hiển thị trang

Bạn chỉ cần chỉnh sửa chế độ thành “Đã đăng trang” là được nhé.

Kết luận

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách chèn Fanpage vào website rồi đấy. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể biết cách nhúng Fanpage vào website, tạo nút Like, tạo nút Share, tạo nút Save và có thể nhúng các bài viết, video tâm đắc của mình vào trang web của doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

Thanh Võ

Tôi là Thanh, hiện nay đang đảm nhận vị trí Paid Media Manager tại FIEX Marketing. Với 3 năm kinh nghiệm trong Paid Media, nhiệm vụ của tôi chính là giúp các khách hàng phát triển chiến lược Digital của họ bằng các kênh quảng cáo có trả phí như Google Ads, Facebook Ads, Social Media Ads,... Từ đó, giúp khách hàng tăng doanh thu và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua chiến lược kĩ thuật số hiệu quả.