Trong phương pháp “Tiếp thị truyền thống”, các email quảng cáo sẽ được gửi đến khách hàng theo dạng spray – and – pray (tạm dịch là phát tán và cầu nguyện).
Tức là doanh nghiệp chỉ có thể phát tán email đến càng nhiều tài khoản email khách hàng càng tốt rồi mong rằng thư đó không bị “quẳng” vào thùng rác hay gắn mác spam :))
Opt-in là một hình thức truyền thông qua thư điện tử hoàn toàn khác. Đây là một cách tiếp thị mới trong dịch vụ Marketing Online mà Seth Godin gọi là “tiếp thị với sự cho phép”.
Nói cách khác, khách hàng tiềm năng sẽ cho phép bạn gửi thư đến cho họ, và đây là những người thật sự muốn nhận email của bạn.
Điều này giúp làm giảm tỷ lệ email gửi đi mà không đem lại chuyển đổi, tiết kiệm ngân sách đầu tư email marketing cho doanh nghiệp cùng nhiều lợi ích khác.
Để biết sâu hơn về Opt-in là gì, mời bạn cùng tìm hiểu với tôi qua những thông tin dưới đây nhé.
Opt-in được định nghĩa là email mà người tiêu dùng nhận được từ một thương hiệu, sau khi họ đã đồng ý cung cấp địa chỉ email cá nhân cho thương hiệu đấy.
Các thương hiệu có thể thu thập địa chỉ email bằng vô số cách, nhưng thông thường họ sử dụng các biểu mẫu trên trang web riêng cũng như các hình thức khuyến khích, chẳng hạn như “Free download” (tải xuống miễn phí).
Thay vì gửi email đi một cách mù quáng đến những người không quan tâm lắm, bạn có thể dành thời gian cho những người đã biết bạn là ai và muốn nghe thêm thông tin từ bạn.
Opt-in Email Marketing là một chiêu thức tiếp thị qua email sử dụng các phương pháp thu thập địa chỉ email người dùng dựa trên sự cho phép để gửi đi email đến những người tiêu dùng ấy.
Sau khi có được email của khách hàng tiềm năng, bạn có thể thêm chúng vào danh sách gửi thư quảng cáo dựa trên vị trí của khách hàng trong phễu bán hàng.
Email Marketing là gì? Chiến lược làm tiếp thị qua Email như thế nào là hiệu quả? Xem ngay tại link đính kèm nhé!
Ngoài những lợi ích mà tôi nói ở trên, Opt-in Email Marketing còn mang lại những lợi ích khác nữa. Hãy cùng xem nhé:
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để thu thập địa chỉ email từ những người đăng ký tiềm năng rồi chứ? Vậy thì bạn sẽ cần một mẫu Opt-in Email cho phép bạn thu thập thông tin đầy đủ hơn, nhiều hơn từ landing page, blog hoặc các phần khác của website.
Bạn có thể đặt một biểu mẫu đơn giản trong thanh bar hoặc ở đầu trang web. Tuy nhiên, bạn cũng có một số tùy chọn khác tùy thuộc vào thiết lập trang web của bạn và dịch vụ email bạn sử dụng để gửi email quảng cáo.
Spam là một từ xấu xí, phải không? Bạn sẽ không muốn mọi người nghĩ đến nó khi nhớ đến thương hiệu của mình.
Thật không may, kể cả khi sử dụng Opt-in Email, Email của bạn cũng có khả năng bị xem là thư rác. Điều này xảy ra khi bạn sử dụng ngôn ngữ quá chào mời việc bán hàng hoặc khi bạn gửi quá nhiều email trong khoảng thời gian quá ngắn.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng Opt-in mà hoàn toàn không có chiến lược, nguy cơ email bị chuyển hướng sang thư mục spam cũng cao đấy.
Nếu người nhận báo cáo email của bạn là Spam, ứng dụng Email của họ có thể tự động cho rằng mọi thứ bạn gửi đều là spam. Đó thật sự là một cách sai lầm để bắt đầu một chiến dịch quảng cáo qua email.
Để không phải mắc phải sai lầm như vậy, bạn nên nghiên cứu thêm về chiến lược automation Marketing trong bài viết Automation Marketing là gì. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn lí do tại sao và khi nào bạn nên sử dụng Marketing Automation. Đừng bỏ lỡ!
Đầu tiên, tất nhiên là yếu tố cho phép.
Khi bạn thu thập một địa chỉ email, bạn có được người sở hữu nó cho phép không? Nói cách khác, nó có đến qua biểu mẫu hoặc công cụ thu thập email khác không? Nếu không, rất có thể bạn sẽ không muốn sử dụng chúng đâu đấy.
Thứ hai, bạn đã phân loại những thông tin mà người tiêu dùng sẽ nhận được chưa? Thật dễ dàng để thu thập địa chỉ email qua biểu mẫu nếu bạn hứa hẹn những thứ hoàn hảo.
Tuy nhiên, trừ khi bạn thực sự có thể cung cấp những điều trọn vẹn đấy, nếu không thì bạn đang trở thành kẻ không thành thật, và người đăng ký của bạn sẽ nhanh chóng biết điều đó.
Khi bạn thu thập địa chỉ email thông qua biểu mẫu Opt-in, hãy làm rõ hai điều sau:
Nếu bạn theo đúng các quy tắc đó, bạn có thể tách chiến dịch email của mình khỏi từ “spam” đáng sợ.
Hãy nhớ rằng, các kỹ thuật mánh khóe trong Email Marketing sẽ tự động phân loại thư của bạn là thư rác.
Ví dụ, đừng bao giờ đi mua một danh sách email từ bên ngoài rồi gửi mail cho danh sách đó. Khách hàng rất khó tính và nếu họ nhận ra bạn đang gửi email đến hộp thư của họ mà không có sự cho phép, chúc mừng bạn có 1 vé “bay màu”. Đó là một kỹ thuật tiếp thị không hiệu quả, đồng thời, nó cũng phi đạo đức và mang tính chất của một thư rác.
Nhấn mạnh thêm này, đừng phá vỡ các quy tắc của riêng bạn.
Nếu bạn quyết định thay đổi loại Email hoặc tần suất gửi, hãy cho người đăng ký biết để họ có thể chọn không tham gia nếu họ muốn.
Ngoài ra, có một yếu tố khác giúp xác định thế nào là thư rác
Giả sử, bạn đang nghiên cứu trên LinkedIn, tìm những người quan tâm đến khóa học lãnh đạo. Bạn tìm thấy một vài người có vẻ là những khách hàng tiềm năng tuyệt vời, vậy rồi bạn gửi InMail hoặc email cho họ để giới thiệu bản thân và các khóa học trực tuyến của bạn.
Người nhận không chọn nhận email đấy, nhưng đó không phải là thư rác. Tại sao?
Bởi vì bạn đã gửi một email duy nhất cho một (vài) cá nhân.
Để email đủ điều kiện bị xem là thư rác, chúng phải được gửi hàng loạt. Nói cách khác, bạn gửi hàng loạt email đến một nhóm email cùng lúc, bạn không cá nhân hóa bất kỳ tin nhắn nào.
Khi bạn gửi những email đơn lẻ cho những người có thể quan tâm đến các sản phẩm của bạn, và khi bạn cá nhân hóa những email đó dựa trên những gì bạn biết về người đó, bạn chỉ đơn giản là gửi những email mời chào. Đó không phải là cách nhanh nhất để tăng chuyển đổi nhưng đồng thời, cũng không phải là một cách mờ ám.
Ngoài vấn đề thư rác, hãy để ý đến việc bạn có đang gửi email đến những tài khoản “ma” không nhé. Điều này sẽ chẳng giúp ích gì được mà lại còn khiến chi phí của bạn bị đội lên cao hơn. Vì thế, hãy luôn nhớ lọc và kiểm tra Email tồn tại hay không trước khi gửi nhá!
Trái với Opt-in là đăng ký nhận email thì Opt-out cho phép người tiêu dùng chọn không tham gia các chiến dịch email họ không quan tâm nữa.
Nghe như là một điều tồi tệ, nhưng từ chối email không hẳn là tiêu cực. Trên thực tế, nó có thể làm cho chiến dịch email cho doanh nghiệp mạnh mẽ hơn.
Implicit Opt-in ngày càng trở nên phổ biến trong ngành quảng cáo. Nó được định nghĩa là một biểu mẫu Opt-in email không liên quan đến chiến dịch quảng cáo qua email, nhưng sẽ tự động thêm người dùng vào cơ sở dữ liệu.
Giả sử bạn muốn bán những bức ảnh nghệ thuật, và bạn đã tạo một khóa học trực tuyến cho các tay chụp ảnh mới vào nghề. Ai đó mua ảnh từ bạn, và trong xuyên suốt quá trình, bạn đã thêm địa chỉ email vào cơ sở dữ liệu tiếp thị của mình.
Bạn sẽ đính kèm trong biểu mẫu hoặc chính sách bảo mật của mình, những câu lưu ý để người dùng biết rằng việc tải xuống sản phẩm đồng nghĩa rằng họ đã ngầm đồng ý nhận email quảng cáo.
Không có mối tương quan trực tiếp nào giữa chiến dịch quảng cáo qua email và khóa học nhiếp ảnh trực tuyến của bạn, nhưng người dùng sẽ bắt đầu nhận được email quảng cáo.
Đó là một chiến lược tốt để nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu email khổng lồ, nhưng nó cũng có một chút rủi ro. Một số người không đánh giá cao Implicit Opt-in. Họ sẽ quên rằng họ đã ngầm đồng ý để chúng ta đưa email vào cơ sở dữ liệu, và họ có thể tức giận khi bắt đầu nhận được email quảng cáo từ bạn.
Rủi ro tăng lên khi người tiêu dùng chấp nhận Opt-in email ngay ban đầu, nhưng lí do lại không liên quan gì đến mục đích trong chiến dịch quảng cáo của bạn.
Ví dụ, một người mua một bức ảnh nghệ thuật có thể không muốn học nhiếp ảnh. Họ chỉ đơn giản là muốn mua những bức ảnh đó.
Bạn có thể sử dụng Implicit Opt-in, nhưng hãy làm cho câu chuyện nhận mail rõ ràng nhất có thể.
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để thu thập địa chỉ email bằng Opt-in email marketing, hãy sử dụng các mẹo dưới đây để tăng mức độ tương tác và hoàn thiện kết quả vì sự nỗ lực của chính mình nhé.
Nếu bạn có ý tưởng, nội dung email hay ho nhưng nếu chưa biết cách viết Email Marketing làm sao cho thu hút, tạo ấn tượng thì thật là lãng phí công sức. Vì vậy chúng tôi đã đính kèm link phía trên để bạn tham khảo. Xem ngay nhé!
Mọi doanh nghiệp đều cần hiểu Opt-in là gì và có một chiến lược Opt-in hiệu quả. Đây có thể là cách đơn giản nhất để giữ liên lạc với khách hàng tiềm năng.
Qua bài viết trên đây hi vọng rằng bạn đã hiểu về Opt-out và Opt-in là gì và biết cách lựa chọn, tối ưu cho chiến dịch Opt-in email của mình.
Tóm lại thì, không ai muốn người tiêu dùng chỉ dừng ở việc đọc các thông tin, trở nên hứng thú mà không mua hàng, đúng không nào? Opt-in email cho bạn kết nối với từng khách hàng tiềm năng, giúp bạn tương tác với những khách hàng đã mua hàng và họ có thể quay lại mua hàng từ bạn.
Ngoài ra, nếu sử dụng các phương pháp được mô tả ở trên, bạn sẽ khuyến khích khách hàng truyền bá thông điệp và tương tác với bạn ở những nơi khác, kể cả mua hàng Offline nữa đấy.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một chiến lược Email Marketing giá rẻ và hiệu quả thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn Marketing trong ngành. Đội ngũ chuyên gia về Email Marketing của FIEX sẽ tư vấn và hoạch định chiến lược giúp bạn!
Chúc bạn thành công!
Tôi là Nguyễn Nữ Lệ Trinh, hiện nay đang nắm giữ chức vụ Inbound Marketing Manager tại FIEX Marketing. Với kinh nghiệm thực chiến ở các chiến dịch Inbound Marketing tổng và chiến dịch Lead Nurturing cho hơn 50 khách hàng, tôi đã giúp các doanh nghiệp tăng trưởng ROI, tối ưu doanh thu nhờ quá trình nghiên cứu hành trình khách hàng chuyên sâu, nâng cấp trên từng điểm chạm.