“Trăm nghe không bằng một thấy”, câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của cái nhìn trực quan trong việc nắm bắt thông tin.
Infographic cũng mang một vai trò như thế. Vậy Infographic là gì và cách làm Infographic ra sao, bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé.
Infographic (đồ họa thông tin) là cách trình bày thông tin trực quan bằng những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ,… nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những nội dung thông tin kết nối với nhau ra sao.
Nó hoạt động dựa trên việc khuyến khích người xem so sánh về mặt hình ảnh.
Sở dĩ infographic tồn tại vì chúng ta nhìn nhận hình ảnh nhanh hơn so với đọc một đoạn văn.
Tại sao lại như vậy?
Đó là vì ta đọc chữ theo thứ tự, từ này tiếp sau từ kia. Trong khi đó, chúng ta có thể nhìn lướt qua nhiều hình ảnh ở nhiều nơi cùng một lúc. Đó là khả năng tự nhiên của bộ não con người.
Thực chất, Infographics là một sơ đồ. Nó giúp chúng ta đơn giản hóa việc tiếp thu một núi thông tin mới.
Về cơ bản, điều này đồng nghĩa với việc có một công cụ giúp chúng ta tiếp nhận thông tin nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Đó là lí do vì sao hiện nay việc làm Infographic ngày càng được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị.
Hãy cùng điểm qua những lợi ích nổi bật:
Làm Infographic là một công cụ hữu ích, nhưng nếu sử dụng không hợp lý nó cũng có một vài nhược điểm như:
Tốn thời gian: người thiết kế phải tạo ra hình ảnh và bố trí sao cho phù hợp, đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Dễ vượt quá ngân sách: muốn có Infographic đẹp đòi hỏi thời gian và sự tinh tế, đồng nghĩa với việc có thể bạn phải chi một khoản phí để thuê người thiết kế. Điều này có thể không phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ.
Khó giải thích một cách tường minh: do giới hạn khổ giấy, thường không đủ chỗ cho nhiều đoạn văn bản, khiến bạn khó thể hiện hết ý tưởng một cách chi tiết.
Không thuận tiện cho SEO: công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn trong việc nhận ra infographic nếu nó không được liệt kê trong bảng danh mục.
Infographic rất đa dạng và tùy thuộc vào mục đích và nội dung cần truyền tải sẽ quyết định việc lựa chọn loại nào cho phù hợp.
Nhìn chung, đồ họa thông tin được dùng cho những mục đích sau:
Ngoài ra, việc chọn lựa vẽ Infographic nào còn tùy thuộc vào đối tượng mà bạn hướng đến trong kế hoạch Marketing online của bạn đang triển khai. Hay các dự tính dịch vụ Marketing sắp tới của doanh nghiệp bạn.
Chẳng hạn như nếu bạn trình bày với các thành viên ban hội đồng công ty, họ sẽ chỉ muốn thấy những điểm nổi bật chứ không cần đi sâu và những chi tiết. Khi đó bạn nên chọn loại Infographic đơn giản mà không nhồi nhét quá nhiều thông tin.
Trên thực tế, hầu hết những Infographic đều chứa những yếu tố của nhiều dạng Infographic khác nhau.
Sau đây là 10 dạng Infographic được sử dụng rộng rãi hiện nay:
Đồ họa thông tin thống kê sử dụng đồ thị, biểu đồ và cách trình bày đặc biệt để biểu thị nghiên cứu, dữ kiện và những con số một cách trực quan.
Nó giúp dữ liệu trông thú vị và dễ tiêu hóa hơn là một mớ những con số hoặc bảng đơn thuần.
Dạng thống kê có thể tập trung vào hiển thị một nghiên cứu hoặc dữ liệu duy nhất, hoặc kết hợp nhiều dữ kiện và con số liên quan đến một chủ đề.
Đặc biệt chúng thường ít văn bản và tập trung vào dữ liệu hơn.
Infographic thông tin kết hợp văn bản và những yếu tố trực quan để giải thích một chủ đề, hoặc hướng dẫn người đọc một chuỗi các bước nào đó.
Những loại này thường nhiều chữ và có thể được dùng để tóm tắt những bài blog hoặc video Youtube dài. Bạn cũng có thể chia sẻ Infographics như một nội dung riêng biệt.
Youtube Content là gì? Hướng dẫn 11 bước làm Youtube Content triệu view. Đừng bỏ lỡ nhé!
Chúng thường theo hướng tường thuật trực quan để kể một câu chuyện.
Điều này bao gồm sử dụng kiểu chữ và kích cỡ chữ, hình ảnh và cách sắp xếp những mẩu thông tin để hướng mắt người đọc từ điểm này sang điểm khác theo thứ tự tầm quan trọng hoặc vị trí.
Loại hình này giúp ích trong việc trình bày thông tin theo một thứ tự thời gian.
Khi bạn muốn giới thiệu lịch sử của nhãn hiệu hoặc điều gì đó tiến hóa theo thời gian một cách trực quan, cách làm Infographic dòng thời gian là giải pháp dành cho bạn.
Dạng này được dùng khi bạn muốn so sánh nhiều chủ thể, con người, ý tưởng, sản phẩm hoặc nhãn hiệu với nhau. Nó giúp minh họa những điểm giống và khác nhau một cách trực quan.
Dạng so sánh thường có cách bố trí gồm nhiều cột với màu sắc và đặc điểm riêng cho mỗi đối tượng, giúp so sánh và tạo tương phản giữa hai đối tượng kế bên nhau.
Một dạng khác của infographic so sánh là bảng so sánh, nó so sánh nhiều đặc điểm của các nhãn hiệu với nhau dưới dạng bảng.
Infographic quy trình thường dùng lưu đồ, biểu đồ hoặc thậm chí sơ đồ thời gian để hướng dẫn người xem qua một chuỗi các bước, giúp đơn giản hóa vấn đề trong quá trình đưa ra quyết định.
Dạng này hữu ích trong việc hướng dẫn nhân viên, giải thích quy trình từng bước một cho khách hàng hoặc dùng cho những mục đích nhẹ nhàng, hài hước.
Dạng này thường sử dụng một kim tự tháp để giúp bạn trình bày thông tin theo từng bậc khác nhau.
Nếu bạn muốn sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên hoặc theo độ khó, làm infographic phân cấp là một lựa chọn hợp lý dành cho bạn.
Dạng địa lý được dùng để thể hiện số liệu thống kê tại địa phương, tại quốc gia hay toàn cầu.
Bạn có thể đánh dấu màu trên sơ đồ để làm bật những vùng miền khác nhau, thậm chí cho phép chúng tương tác với nhau bằng cách thêm vào những liên kết và hiệu ứng đồ họa.
Chúng cung cấp những hình ảnh trực quan sinh động bổ sung cho những bài blog, báo cáo hoặc thuyết trình của bạn. Bạn cũng có thể dùng nó như một biểu đồ độc lập và chia sẻ trên mạng xã hội để thu hút lượt truy cập.
Dạng này giúp bạn tóm tắt và trình bày thông tin dưới hình thức một bản danh sách, có thể là danh sách các mục thông tin, các yếu tố và cả các bước để làm điều gì đó.
Bạn có thể dùng chúng để tổng kết một bài viết hướng dẫn dạng “Làm thế nào để” hoặc một bài blog mang tính liệt kê.
Infographic đóng vai trò rất quan trọng trong một bài bog trên website vì vậy bạn nên thử tạo blog miễn phí cho riêng mình để cảm nhận hiệu quả mà blog mang lại nhé!
Đồ họa thông tin dạng danh sách cũng thường xuyên được chia sẻ vì chúng thường đi thẳng vào vấn đề và dễ đọc.
Bạn đang muốn chia nhỏ và giải thích từng phần của một chủ đề nào đó? Áp dụng cách làm Infographic giải phẫu là lựa chọn thích hợp trong trường hợp này.
Đồ họa thông tin giải phẫu có dạng một biểu đồ có gắn nhãn từng phần, nó giúp bạn nhấn mạnh và giải thích từng thành phần, bộ phận sản phẩm, những đặc trưng, tính cách,…
Những nhà tuyển dụng nhận hàng trăm CV mỗi ngày và chỉ một số ít trong đó khiến họ thực sự chú ý . Nếu bạn muốn nâng hồ sơ cá nhân của mình lên một tầm cao mới, sử dụng phần mềm tạo infographic tóm tắt có thể là giải pháp cho bạn.
Đây là một cách sáng tạo để ghi điểm khi nộp hồ sơ xin việc, giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
Nó tận dụng những hình ảnh trực quan như biểu tượng, mũi tên, thanh tiến trình,… để minh họa các kỹ năng, kinh nghiệm, sở thích, những tố chất phù hợp với công việc của bạn và hơn thế nữa.
Hãy đảm bảo rằng bản Infographic size tóm tắt của bạn có mức độ chuyên nghiệp tương xứng với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Mặc dù có nhiều dạng Infographic khác nhau nhưng có một số yếu tố chủ chốt giúp việc trình bày thông tin một cách trực quan đạt chuẩn. Hầu hết chúng đều tận dụng 4 yếu tố sau ở một mức độ nhất định:
Màu sắc có lẽ là yếu tố bắt mắt nhất của một Infographic đẹp. Cách phối màu có thể quyết định sự thành bại của bạn. Màu sắc có thể làm nổi bật hoặc làm lu mờ thông tin cần truyền tải.
Có một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn màu cho Infographic và tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào bản chất của Infographic.
Chẳng hạn như, nếu bạn đang tạo một Infographic so sánh đặc điểm giữa các đối tượng nam và nữ, việc chọn lựa màu xanh cho nam và màu hồng cho nữ như thường dùng sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều.
Một khía cạnh quan trọng khác trong việc chọn lựa màu cho infographic là sự tương phản.
Ví dụ, đen và xám là một lựa chọn màu không tốt khi minh họa cho sự khác nhau giữa hai loại xe hơi (thay vào đó hãy sử dụng màu đen và trắng).
Bạn không nên sử dụng nhiều hơn 5 màu trên cùng một biểu đồ, sơ đồ,… Thay vì vậy, bạn có thể sử dụng những sắc thái khác nhau của một màu để phân biệt.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc màu văn bản so với màu nền của Infographic. Chữ trắng trên nền vàng sẽ khiến người đọc rất mỏi mắt.
Ngoài ra, bạn hãy chọn màu phù hợp với màu nền của trang web đăng Infographic. Về bản chất không có gì sai khi đặt một Infographic màu trắng trên một trang web có nền trắng, nhưng điều này có thể khiến người đọc khó thấy Infographic bắt đầu từ chỗ nào.
Nếu infographic có liên quan đến một thương hiệu nào đó, hãy sử dụng màu sắc của chính thương hiệu đó để đạt được sự nhất quán. Chẳng hạn như Grab sẽ đi liền với màu xanh lá còn Bee gắn với màu vàng.
Một vài màu sắc có khả năng khơi gợi những cảm xúc nhất định, vì vậy hãy tận dụng những nội dung hàm ẩn trong chúng.
Ví dụ như màu xanh dương và đỏ thể hiện sự tin tưởng và ổn định (đó là lí do vì sao phần lớn các thương hiệu dịch vụ tài chính sử dụng hai tông màu này), trong khi màu xanh lá thường làm ta liên tưởng tới chủ đề môi trường.
Cuối cùng, hãy đảm bảo sự nhất quán trong Infographics của bạn. Điều này không những áp dụng cho màu sắc mà còn cho những yếu tố khác nữa.
Nếu bạn dùng một tông màu ở phần đầu của một chuỗi các infographic, bạn nên giữ cách phối màu đó cho những cái tiếp theo của cùng một chủ đề. Điều này giúp người đọc dễ dàng theo dõi mạch thông tin hơn.
Hiện nay có rất nhiều font chữ được dùng trong Infographic, nhưng chúng thường được phân thành 4 nhóm chính: Serif, Sans-Serif, Script và Decorative.
Cũng như màu sắc, bạn nên chọn font chữ phù hợp với nội dung và chủ đề chung của Infographics.
Việc lựa chọn font chữ sẽ cho người đọc ấn tượng ban đầu về nội dung và dẫn dắt cách họ nhìn nhận phần còn lại của Infographic.
Một khi đã xác định được mục đích của Infographic, bạn hãy tìm kiếm những font sẵn có trong công cụ tùy chỉnh của bạn.
Bạn cũng có thể tải về thêm nhiều font mới từ internet.
Không chỉ font chữ, bạn còn phải lựa chọn in đậm, in nghiêng,… cho những dòng chữ nhất định.
Hãy nhớ rằng, văn bản trong Infographic là những phần bạn muốn chuyển tải những thông điệp quan trọng. Vì vậy mà font dễ đọc giữ một vai trò rất quan trọng.
Những font chữ phải rõ ràng, dễ đọc và phù hợp với nội dung bạn muốn trình bày.
Chú ý rằng font hiển thị khác nhau trên những hệ thống khác nhau. Một đoạn văn bản có thể bị lỗi font khi chuyển từ laptop sang smartphone.
Đừng làm quá mức cần thiết. Mục đích chính của việc chọn font chữ là giúp người xem dễ đọc, chứ không phải khiến họ thêm rối mắt.
Tóm lại, bạn nên chọn font chữ nào giúp giải thích nội dung của Infographic một cách tinh tế, duy trì sự cân bằng giữa việc nhấn mạnh một ý nào đó trong khi vẫn không quá rườm rà.
Lựa chọn icon phù hợp có thể tạo nên sự khác biệt giữa một hình ảnh dài dòng và quanh co với một hình ảnh ấn tượng, hấp dẫn.
Icon đôi khi không được coi trọng nhưng thực chất có thể trở nên rất hữu dụng khi bạn muốn nhắn gửi nhiều thông tin vào một không gian nhỏ trên Infographic.
Một icon đơn lẻ có thể thay thế cho cả một đoạn văn dài.
Cụ thể, bạn làm Infographic về những loại trái cây khác nhau, hãy dùng những biểu tượng cho từng loại trái cây thay vì dùng tên gọi của chúng.
Bạn muốn diễn đạt một hoạt động cụ thể như chạy hay đi bộ? Luôn có sẵn icon cho những hoạt động đó.
Bạn có thể sử dụng icon thay cho những chú giải trong biểu đồ tròn hoặc tên cột trong biểu đồ cột.
Sử dụng icon đúng cách là khi người thiết kế không cần dùng nhiều từ ngữ để giải thích ý nghĩa của nó. Có rất nhiều icon nhằm phục vụ cho hầu hết các chủ đề.
Icon nên đơn giản, dễ hiểu và thông dụng. Chúng được dùng để tăng khả năng thấu hiểu, chứ không phải để thêm xao nhãng.
Bạn cũng lưu ý chọn icon khớp với tông màu và font chữ chung của đồ họa thông tin.
Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng icon cũng được áp dụng cho hình ảnh.
Hình ảnh không nên chiếm quá nhiều không gian của Infographic.
Nếu không bạn đang biến Infographic của mình thành một mảng chắp vá những hình ảnh và đoạn văn tẻ nhạt.
Hình ảnh thích hợp có thể thay thế cho một loạt những câu chú thích.
Bạn cũng hãy chọn hình ảnh có màu sắc đồng nhất với tông màu chung.
Ngoài ra cũng có thêm một vài lưu ý khi lựa chọn hình ảnh.
Bạn nên tránh sử dụng những hình ảnh đã xuất hiện nhiều lần trong những Infographic hoặc website khác.
Cho dù infographic của bạn diễn tả một ý tưởng nguyên gốc, việc dùng những hình ảnh như vậy làm giảm sức tác động và khiến những thông tin trở nên nhàm chán.
Hãy dùng hình ảnh con người và động vật để làm infographic của bạn thêm cá nhân và cụ thể.
Bạn hãy sáng tạo nhiều cách để giúp những hình ảnh luôn mới mẻ và kết nối với người xem.
Ví dụ: đừng dùng hình ảnh của những nhân viên văn phòng những năm 1970 trong một infographic diễn tả môi trường làm việc hiện đại.
Sau khi nắm được một số nguyên tắc của Infographic, dưới đây bài viết sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách làm Infographic đẹp và thu hút.
Đằng sau một Infographic tốt là một ý tưởng vững chắc.
Hãy nghĩ về những dữ liệu, khái niệm, quá trình hay xu hướng liên quan đến thương hiệu của bạn cũng như đối tượng mà bạn nhắm đến.
Những chủ đề thường hướng tới là:
Một khi đã tìm được ý tưởng, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu và thu thập thông tin.
Những Infographic chuyên nghiệp thường sử dụng những dữ liệu không thể chối cãi, thu thập từ những viện nghiên cứu, tổ chức danh tiếng.
Những dữ kiện và thống kê ấn tượng, đi thẳng vào vấn đề là những yếu tố quan trọng của một đồ họa thông tin.
Vậy nên bạn hãy tìm những bài báo cáo, khảo sát và nghiên cứu có uy tín và chắt lọc những thông tin liên quan.
Kế đến, bạn hãy sắp xếp những dữ liệu nội bộ để tìm ra thông tin nào phù hợp với việc trình bày một cách trực quan.
Chẳng hạn như kết quả khảo sát, báo cáo thống kê doanh số và cái nhìn chi tiết từ ban lãnh đạo công ty.
Lưu ý: Một mớ hổ lốn những thông tin kết nối lỏng lẻo sẽ không tạo được hiệu quả cho Infographic. Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện để tạo sợi dây liên kết những dữ liệu lại với nhau để quá trình viết nội dung trôi chảy hơn.
Với thông tin và kết quả nghiên cứu trong tay, đã tới lúc bạn tạo nên một mạch truyện để kết nối những thông tin với nhau một cách chặt chẽ, súc tích, có tổ chức và đầy tính thuyết phục.
Về bản chất, bạn đang tạo nên dàn ý để định hướng việc thiết kế, đó là lí do vì sao một Infographic tốt sẽ luôn ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề.
Nội dung càng ngắn gọn, người thiết kế càng dễ dàng minh họa nó bằng những sơ đồ, hình ảnh. Điều này sẽ dễ dàng nếu bạn thuê dịch vụ Content ngoài vì đó là chuyên môn của họ.
Phần giới thiệu sẽ là phần nhiều chữ nhất của một iInfographic, nó tạo bối cảnh cho những thông tin theo sau.
Bạn hãy sử dụng những tiêu đề ấn tượng để thu hút người đọc và chia nhỏ văn bản thành nhiều phần để dễ đọc hơn.
Mặc dù duy trì tông giọng (voice) của thương hiệu là quan trọng, nhưng Infographic vẫn cho phép bạn viết nội dung một cách linh hoạt và sáng tạo hơn là những nội dung truyền thống như white paper.
Cách tốt nhất để giành được thiện cảm từ người đọc là luôn hình dung trong đầu khi viết nội dung. Bạn hãy nghĩ đến chủ đề được sử dụng trong Infographic.
Ví dụ, khi bạn đặt tựa đề cho Infographic là “Một biển những lợi ích của công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe”, bạn có thể dùng những ngôn từ liên quan đến biển cả phù hợp với ý tưởng thiết kế chung.
Lưu ý: Đoạn mở đầu nên dài khoảng 2, 3 câu. Những phần tiếp theo các câu nên đầy đủ nhưng vẫn ngắn gọn, khoảng 15 từ mỗi câu.
Cuối cùng đã đến lúc bạn thiết kế Infographic của mình.
Ưu tiên số một của bạn là trình bày thông tin bằng những cách giúp nhấn mạnh thông điệp mà biểu đồ muốn gửi gắm.
Cách bạn sắp xếp vị trí những yếu tố của Infographic sẽ ảnh hưởng nhiều đến cách người đọc nhìn thấy và hiểu sản phẩm cuối cùng.
Những yếu tố thiết kế căn bản như đường kẻ, viền và hình dạng là mấu chốt để phân tách các phần với nhau để dễ đọc hơn. Những yếu tố này cũng giúp thiết lập hệ thống văn bản có thứ tự.
Hạn chế dùng nhiều hơn 3 font chữ khác nhau.
Hầu hết những nhà thiết kế sẽ phân biệt tiêu đề chính, tiêu đề phụ và đoạn văn bản nội dung bằng những font và cỡ chữ khác nhau.
Đây cũng là một công cụ hữu ích để phân nhóm thông tin. Bạn có thể thoái mái sử dụng những màu sắc không có trong guideline của thương hiệu, nhưng vẫn nên giữ một phong cách đồ họa nhất quán để người đọc nhận biết tất cả nội dung Infographic là của chính bạn.
Những người thiết kế có nhiều yếu tố đồ họa khác nhau để khiến nội dung thêm sinh động. Việc lựa chọn loại hình nào tùy thuộc vào phong cách và nội dung Infographic của bạn.
Dưới đây là một số hình thức hiệu quả nhất:
Infographic nên có một phần phía cuối để liệt kê nguồn tài liệu mà bạn đã tham khảo.
Ở bước này, bạn có 2 lựa chọn: sử dụng template có sẵn hoặc thuê người thiết kế.
Hiện có rất nhiều template hoàn toàn miễn phí trên internet. Bạn chỉ cần nhập thông tin vào template, tùy chọn màu sắc, font chữ và xuất file.
Template giúp bạn tiết kiệm chi phí vì không cần thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp để tạo nên mọi thứ từ con số không.
Tuy nhiên bạn sẽ không thể tùy chỉnh sản phẩm cuối cùng hoàn toàn phù hợp với sự sáng tạo của bạn. Hạn chế này khiến Infographic thiếu sự sáng tạo về mặt trực quan và không mang lại sự độc nhất cho thương hiệu của bạn.
Mặt khác, nếu có thể đầu tư một khoản kinh phí, bạn có thể thuê một nhà thiết kế để tạo cho bạn một sản phẩm hoàn toàn nguyên gốc. Kết quả và chất lượng sẽ xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra.
Lưu ý: Bạn nên chừa những khoảng trống vừa phải và phân nhóm hợp lý để Infographic không quá nhồi nhét và truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Khi đã hoàn tất các bước hướng dẫn cách làm Infographic, bạn hãy sẵn sàng để chia sẻ nó với mọi người.
Infographic là một tài sản rất đa năng vì bạn có thể đăng tải chúng khắp nhiều kênh và nền tảng khác nhau.
Dưới đây là một số nền tảng và cách thức để quảng bá:
Khi muốn chia sẻ trên mạng xã hội, bạn nên cân nhắc về giới hạn Infographic size.
Infographic có thể là một hình ảnh dài, đôi khi người đọc phải kéo xuống để nhìn thấy hết nội dung. Họ có thể hiểu nhầm hoặc thiếu ý nếu bạn cố đăng toàn bộ sơ đồ lên Instagram hoặc Twitter.
Thay vì vậy, bạn hãy tạo hình ảnh thumbnail làm nổi bật một phần cụ thể của Infographic và kèm theo link dẫn người xem đến landing page để xem toàn bộ nội dung.
Đây cũng là một cách hay để tăng lượt truy cập cho trang web của bạn: cho người dùng trải nghiệm thử một phần trên nền tảng mạng xã hội, và thúc đẩy họ đến và xem dịch vụ của bạn.
Bạn cũng có thể dùng cách tương tự khi gửi Infographic qua email, thu hút sự chú ý của khách hàng và dẫn họ đến trang web của bạn.
Nếu nội dung của bạn có liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó , bạn có thể cân nhắc liên hệ với những người có sức ảnh hưởng (influencer) hoặc nhà xuất bản, họ có thể sẵn lòng chia sẻ infographic của bạn với độc giả của họ.
Bạn cũng nên kèm theo mã code trong Infographic của bạn để người đọc có thể chia sẻ chúng với những người bạn, đồng nghiệp của họ.
Hãy nhớ rằng chỉ chia sẻ một Infographic có thể là chưa tương xứng với công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể tái sử dụng Infographic để tận dụng nội dung và nâng cao ROI.
Trước hết, chia Infographic thành nhiều thumbnail để bạn có thể liên tục chia sẻ nó bằng nhiều hình ảnh mới mẻ. Miễn sao bạn thay đổi nội dung giới thiệu chút ít để phù hợp cho phần được nhấn mạnh, bạn vẫn sẽ thu hút được sự chú ý của người xem.
Bạn cũng có thể tận dụng Infographic bằng cách rút ra những thông tin cụ thể có giá trị để đưa vào những bài viết khác cũng như làm nguồn cảm hứng cho những bài blog hoặc những ý tưởng trên mạng xã hội trong tương lai.
Lưu ý: Google sẽ không lọc ra những từ khóa trong hình ảnh, vì vậy bạn hãy đăng Infographic của mình trên landing page, blog hoặc bài viết trên mạng xã hội đã được tối ưu SEO.
Bằng cách tối ưu hóa hình ảnh như này, Infographic của bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện hơn trong kết quả tìm kiếm .
Bạn cần nhiều hơn là chỉ những hình ảnh sinh động và màu sắc bắt mắt để tạo nên một infographic tốt, mà thiết kế mới là yếu tố quan trọng. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số phần mềm tạo Infographic online sẵn có trên internet:
Những tính năng của phần mềm Infographic – Google chart rất hữu dụng, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể lựa chọn từ nhiều loại biểu đồ và hình thành các tùy chọn mở rộng để phù hợp với giao diện trang web của bạn.
Bằng cách kết nối dữ liệu trong thời gian thực, Google chart là công cụ tạo infographic đơn giản cho bạn.
Phần mềm Infographic – Piktochart có hàng trăm template cho bạn lựa chọn, bạn cũng có thể tự tạo ra sản phẩm của riêng mình.
Những template mới được bổ sung mỗi tuần. Những vật thể infographic tha hồ cho bạn lựa chọn như bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, icon,…
Nhập dữ liệu của bạn vào Piktochart từ Microsoft Excel, Google Spreadsheet hoặc SurveyMonkey. Infographic hoàn chỉnh có thể đăng lên website hoặc tải về và chia sẻ dưới dạng file PDF, PNG hoặc JPEG.
Canva là một phần mềm thiết kế Infographic online phổ biến với số lượng lớn các template.
Công cụ có giao diện thân thiện với người dùng và tương đối dễ sử dụng cho cả người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ hoặc thiết kế. Bạn chỉ cần kéo và thả những icon, bản đồ, hình ảnh,… vào vị trí mong muốn.
Hãy thỏa sức sáng tạo, tùy chỉnh với hàng trăm hàng nghìn hình ảnh và bố cục khác nhau.
Trong khi hầu hết các công cụ khác có thể sử dụng cho nhiều dự án thiết kế bao gồm những bản báo cáo và trình chiếu, Venngage tập trung chủ yếu vào infographic.
Với một vài bước cách làm Infographic đơn giản, Infographic của bạn đã sẵn sàng để được phân phối chỉ trong thời gian ngắn. Những icon, bản biểu được tích hợp tạo nên những bản thiết kế ấn tượng.
Venngage tương đối ít template (khoảng hơn 100 cái), điều này có thể khiến những người thiết kế nghiệp dư gặp khó khăn.
Dù vậy, Venngage có công cụ thiết kế nâng cao giúp bạn kiểm soát tốt hơn những vật thể đồ họa.
Cách tạo Infographic online với Venngage có thể được chia sẻ trên mạng xã hội, đăng trên website hoặc tải về dưới định dạng PDF hoặc file hình ảnh.
Nếu bạn đang muốn tạo một infographic có tính tương tác cao với nhiều hiệu ứng hoạt họa, phần mềm thiết kế Infographic – Visme là một trong những gợi ý thích hợp cho bạn.
Những hiệu ứng hoạt họa trong Visme sec được kích hoạt khi người đọc mở đường dẫn tới Infographic hoặc khi cuộn trang web xuống.
Bạn còn có thể khóa mật khẩu nếu bạn chỉ muốn những người đọc nhất định xem được nó. Tính năng này sẽ tiện dụng khi làm Infographic trong nhóm và chỉ muốn chia sẻ một cách công khai khi sản phẩm cuối cùng đã được nhất trí.
Snappa là một công cụng đa năng và dễ sử dụng.
Hầu hết các công cụ khác chỉ cung cấp những tính năng cơ bản cho tài khoản miễn phí.
Trong khi đó, với Snappa, bạn có được gần như hầu hết các tính năng như tài khoản có trả phí, chỉ ngoại trừ việc giới hạn số lượt download mỗi tháng đối với người dùng miễn phí.
Công cụ này cho phép người chưa có kinh nghiệm sáng tạo mọi thứ từ nội dung trên mạng xã hội đến những thiết kế độc đáo với nhiều template để lựa chọn.
Infographic sử dụng những hình ảnh động như ảnh GIF, hiệu ứng hoạt họa, video,… Chính sự chuyển động này giúp bạn dễ dàng thu hút và duy trì sự chú ý của người xem.
Là một dạng đặc biệt của infographic tương tác, chuyên sử dụng ảnh GIF trong infographic, điều này giúp InfoGIFs rất sinh động và hấp dẫn.
Với hình ảnh trong không gian 3 chiều, người đọc sẽ cảm thấy thiết kế có chiều sâu hơn và sống động như thật.
Đây chính là nghệ thuật tùy chỉnh font chữ, cỡ chữ nhằm tô điểm cho nội dung và chủ đề thiết kế chung của infographic.
Bên cạnh những phong cách mới mẻ, hiện đại thì phong cách cổ điển như pixel vẫn giữ cho mình sức hút riêng với sự đơn giản nhưng vẫn tinh tế.
Sử dụng những gam màu sáng-tối để làm tăng sự tương phản, khiến hình ảnh, nội dung dễ dàng in sâu vào tâm trí người đọc
Một trong những nguyên tắc cơ bản của loại hình ảnh này là bắt mắt, và đây chính xác là điều mà phong cách này đem lại. Người đọc dễ dàng bị mê hoặc bởi những màu sắc đa dạng, tươi vui.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý không nên sử dụng quá nhiều màu sắc sặc sỡ khiến rối mắt.
Có thể nói đây là phong cách cơ bản nhưng hiệu quả nhất. Bởi nó trình bày những dữ liệu và thống kê trên một mặt phẳng trải dài từ trên xuống dưới theo một thứ tự.
Điều này giúp người đọc dễ dàng dõi theo mạch thông tin mà không bị lệch hướng.
Với sự chuyển đổi màu sắc một cách liên tục, phong cách gradient vừa thu hút người đọc với nhiều màu sắc, vừa thích hợp cho những infographic biểu thị thời gian và những xu hướng.
Bạn luôn có thể kết hợp nhiều phong cách khác nhau để tối ưu hóa infographic của mình. Hãy nhớ rằng “Giới hạn duy nhất chính là trí tưởng tượng của bạn”.
Bên cạnh những bảng biểu và sơ đồ, nhà thiết kế còn vẽ nên những hình minh họa phù hợp với chủ đề chung của bức ảnh.
Chẳng hạn như trong ví dụ “Một biển những lợi ích của công nghệ thông tin trong lĩnh vực sức khỏe” nêu trên, bạn có thể thêm những hình ảnh minh họa như cá, rong biển, sóng biển,…
Điều này không những giúp minh họa cho nội dung mà còn làm tăng tính nghệ thuật của infographic.
Hiện nay Infographic là một công cụ cực kỳ hữu ích và phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong marketing, khi mà mục đích của marketer là truyền tải thông tin tới người xem nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Với các chia sẻ về khái niệm Infographic là gì cũng như cách làm Infographic và những phần mềm thiết kế Infographic đã giới thiệu phía trên, bạn có thể từng bước thiết kế để phù hợp cho mục đích của mình.
Chúc bạn thành công trong việc sáng tạo nên Infographic cho riêng mình!
Ngoài ra việc kết hợp Infographic với các loại hình dịch vụ Marketing Online như: dịch vụ viết bài SEO, dịch vụ Email Marketing, dịch vụ quảng cáo Google Adwords,… sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như tăng doanh số vượt trội cho doanh nghiệp đấy.
Liên hệ ngay và đội ngũ chuyên gia về Marketing tổng thể của FIEX sẽ tư vấn và hoạch định chiến lược giúp bạn!
Nguồn tham khảo:
Tôi là Hồ Kim Thu, hiện là CEO của FIEX. Với hơn 7+ năm theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu và thực chiến trong lĩnh vực Digital Marketing. Tôi đã giúp hàng trăm doanh nghiệp SMBs của Việt Nam có được một bộ máy Marketing ổn định, bền vững phát triển doanh thu và khách hàng cho chính họ. Với kiến thức và kinh nghiệm lên chiến lược Marketing Online tổng thể, tôi hy vọng kiến thức tôi chia sẻ mang lại giá trị hữu ích cho cộng đồng marketer Việt Nam.